Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Râu bắp, cỏ nhọ nồi, mướp đắng, rau má là 4 loại cây có tác dụng giải độc gan nhanh chóng.

Râu bp, c nh ni, mướp đng, rau má là 4 loi cây có tác dng gii đc gan nhanh chóng.

Râu bp
Râu bp là 1 v thuc giúp mát gan nhanh chóng.
Râu bp là 1 v thuc được dùng trong dân gian t lâu. Hin nay, khoa hc đã chng minh kết qu đó và được áp dng trong các bnh: viêm túi mt, viêm gan vi hin tượng tr ngi bài tiết mt. Có th phôi hp vi vitamin K đ làm thuc cm máu. Ung nước râu bp ngoài li tiu còn làm tăng s bài tiết mt, làm gim t trng và sc t mt trong máu, thanh nhit, gii đc mát gan, h tr điu tr mn nht, mn nga.

C nh ni ( C mc)
Trích tinh c mc bng ethanol: nước (1:1) đã được nghiên cu trong th nghim tác hi do gan gây ra bi tetracloride carbon (th nơi chut), ghi nhn trích tinh não bo v gan bng cách giúp điu hòa nng đ ca các men có liên h đến vic biến dưỡng thuc nơi ty th gan. C nh ni còn có tác dng mnh hơn khi s dng vi Phyllanthus niuri (t cây Dip H Châu) và Curcumin (t Ngh) theo t l 25:15:10. Nng đ lipid cao trong gan và bilirubin trong huyết thanh st gim và tr v mc bình thường. Hn hp này làm tăng mc đ triglyceride trong máu, tăng tin cht-beta-lipoproteins và cholesterol.

Mướp đng
Nước nu mướp đng có công hiu thanh nhit, thích hp cho người b chng nóng gan.
Nước ct mướp đng tươi, có tác dng h đường huyết, lý tưởng cho người bnh đái tháo đường. Nước nu mướp đng có công hiu thanh nhit, thích hp cho người b chng nóng gan.

Rau má
Rau má có tính mát nên nó giúp gii đc gan vô cùng hiu qu mà an toàn cho cơ th. Rau má được s dng trong vic cha bnh viêm gan mãn: da vàng sm, lòng bàn tay nóng, đau thường xuyên vùng h sườn... Vì vy ung nước rau má rt tt cho cơ th chúng ta.


Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Bài thuốc trị viêm xoang mũi từ cỏ hôi

Bài thuốc trị viêm xoang mũi từ cỏ hôi 

Cỏ hôi  tên trong dân gian còn gọi là hoa ngũ sắc hay cỏ cứt lợn . Tuy tên gọi có phần buồn cười và lạ lẫm, thứ cây này là một loại thảo dược trị viêm xoang , mũi  có khả năng chống phù nề, chống viêm và dị ứng cấp tính và mãn tính.

Bệnh viêm xoang  có thể sử dụng phương pháp đông y hoặc tây y để điều  trị viêm xoang mũi . Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người sử dụng các bài thuốc dân gian để làm thuốc chữa viêm xoang,  mũi  cũng rất có hiệu quả. Chữa bệnh viêm xoang bằng cây cỏ hôi cũng là một trong những bài thuốc trị viêm xoang một cách hiêu quả
Cách dùng cây cỏ hôi thành thảo dược chống viêm và dị ứng 
Chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông và sữa ong chúa.  Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút thì rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng – tránh xì mũi mạnh vì lúc đó mủ từ trong mũi xoang có thể qua đường nối thông giữa mũi và tai – gọi là vòi nhĩ gây viêm tai giữa cấp.
Hoặc 
Lấy cỏ hôi  giã nát, vắt nước cho một ít muối  và nhỏ mũi. Cách làm này đơn giản nhưng rất hiệu quả. điều trị viêm mũi xoang thường kéo dài 3-6 tháng, thậm chí có trường hợp theo dõi và uống thuốc trong nhiều năm liên tục cùng với những thuốc tây y đắt tiền, mỗi đợt điều trị tiêu tốn hàng triệu đồng và rất nhiều bệnh nhân dù muốn cũng không theo được đủ một liệu trình điều trị do hoàn cảnh kinh tế hạn hẹp.

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Bài thuốc cực quý chữa khỏi bệnh thấp khớp cho mọi người nhờ rượu tỏi

Bài thuốc cực quý chữa khỏi bệnh thấp khớp cho mọi người nhờ rượu tỏi

Rất nhiều người bị bệnh thấp khớp hành hạ mà không biết phải làm sao để chữa dứt điểm căn bệnh này. Trong trường hợp này, rượu tỏi sẽ là bài thuốc rẻ tiền nhưng cực kỳ hiệu quả.

Tác dụng của tỏi
Trong tỏi có chứa hoạt chất Phitoncid là một loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn tốt. Hoạt chất màu vàng chứa trong tỏi giúp làm giảm các chlesterol có hại (LDL) và làm tăng các cholesterol có lợi (HDL) cho cơ thể giúp phòng tránh và chữa trị bệnh cao.
Công thức làm rượu tỏi chữa bệnh thấp khớp
Bạn có thể sử dụng hai dạng tỏi là tỏi trắng hoặc tỏi đen để điều chế thành rượu tỏi chữa bệnh thấp khớp. công thức cho từng loại như sau:
Công thức làm rượu tỏi trắng

Nguyên liệu:
– Bình thủy tinh sạch
– 100ml rượu nếp trắng 45 – 500
– 40gram tỏi trắng khô bóc vỏ
Cách làm:
Tỏi thái thành từng lát nhỏ cho vào lọ ngâm cùng rượu nếp trong vòng 10 ngày. Thỉnh thoảng nên lắc đều trai rượu để rượu tỏi được đều. Rượu ban đầu sẽ là vàng ngà ngà sau chuyển dần sang màu vàng đậm rất đẹp mắt
Cách dùng:
Nên dùng 40 giọt rượu tỏi (tương đương với một thìa cà phê) cho một lần uống.
Mỗi ngày dùng 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất.
Lượng rượu uống mỗi ngày khá ít do đó bạn có thể pha thêm một chút nước ấm vào cho dễ uống nhất là với những người không uống được rượu.
Thông thường một bình rượu tỏi như vậy sẽ uống hết trong vòng 20 ngày. Do đó để có rượu uống liên tục bạn nên ngâm gối rượu khi bắt đầu sử dụng được 10 ngày
Công thức làm rượu tỏi đen

Tỏi đen là loại tỏi được lên men trong khoảng từ 30-45 ngày. Loại tỏi này có vị ngọt, mềm dẻo như hoa quả sấy hay ô mai rất dễ sử dụng.
Nguyên liệu:
-200gram tỏi đen
– 1-1,5 lít rượu nếp nguyên chất từ 30-600
– Bình thủy tinh sạch
Cách làm:
Bóc hết vỏ tỏi, lấy phần thịt, cho vào bình ngâm cùng rượu. Sau 2 – 3 ngày thì lắc đều bình để tỏi ngấm rượu tốt hơn. Rượu tỏi đen có thể sử dụng sau 4 – 7 ngày.
Sở dĩ rượu tỏi đen có thể sử dụng nhanh hơn rượu tỏi trắng là do tỏi đen đã được lên men nên dưỡng chất trong tỏi được tiết ra nhanh hơn.
Cách dùng:
Uống từ 1-2 chén mắt trâu, sau bữa ăn, ngày uống 2 lần.
Tác dụng của rượu tỏi đến bệnh thấp khớp
Các hoạt chất Phitoncid trong tỏi có tác dụng chống khuẩn, giảm sưng đau kết hợp với tính sát khuẩn, vô trùng của rượu sẽ giúp các khớp không bị sưng phồng, tiêu trừ những khuẩn gây hại cho khớp giúp khớp khỏe mạnh, không còn đau nhức.
Bên cạnh đó việc cholesterol có lợi được tăng cường giúp lưu thông máu đến các cơ xương khớp điều hòa, nuôi dưỡng các mô khớp chắc khỏe và dẻo dai hơn khiến bệnh thấp khớp của bạn sẽ dần tiêu tan.
Bạn không còn lo lắng đến những ngày “trái gió trở trời” những cơn đau hành hạ bạn nữa.
Sử dụng rượu tỏi trong bao lâu thì có tác dụng?
Đây được coi là loại thuốc Đông Y khá rẻ tiền, dễ làm, dễ sử dụng. Tuy tác dụng có nhanh chóng và khiến bệnh chuyển biến tốt nhưng bạn cần duy trì ở sử dụng trong một thời gian dài.
Có thể là vài tháng hay vài năm, tùy thuộc và tình trạng bệnh và chỉ định sử dụng của bác sĩ. Tuy nhiên không nên lạm dụng rượu tỏi như những loại rượu khác, chỉ nên sử dụng ở liều lượng thích hợp để có tác dụng phòng bệnh và trị bệnh.
Với căn bệnh thấp khớp, nhiều người đã sử dụng và có tác dụng trị bệnh trong vòng 20 – 30 ngày. Bệnh sẽ khỏi hẳn trong thời gian uống từ 1 – 2 năm, đồng thời uống duy trì suốt đời sẽ khiến căn bệnh không còn tái phát.
Việc sử dụng rượu tỏi “cả đời” cũng là một phương pháp tốt với sức khỏe của bạn. Bởi ngoài tác dụng chữa bệnh thấp khớp nó còn có khả năng điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, các bệnh về đường hô hấp, hay bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và tiểu đường.
Ngoài ra rượu tỏi cũng có tác dụng khá tốt trong việc phòng tránh và ức chế các tế bào ung thư.
Lưu ý:
-Tỏi đen có tác dụng tốt hơn so với tỏi trắng, nhưng giá thành khá cao. Tuy nhiên, nếu có điều kiện bạn nên dùng loại tỏi này, nếu là tỏi đen được chế biến từ tỏi cô đơn thì tác dụng tuyệt vời hơn nữa.
– Rượu tỏi đen có thể “tái sử dụng” khi uống hết rượu mà tỏi vẫn còn màu đen, bạn có thể đổ rượu vào ngâm thêm một lần nữa.
– Khi uống rượu tỏi sẽ có mùi cay nồng xộc lên mũi rất khó uống, và bạn cần phải làm quen dần dần.
– Mùi tỏi đọng lại ở miệng cũng không thể tránh khỏi. Do đó, bạn cũng có thể ăn một chút trái cây để “khử mùi” và vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ để hơi thở không còn mùi khó chịu.
– Kết hợp với việc sử dụng rượu tỏi hàng ngày những người bị bệnh thấp khớp nên xoa bóp hàng ngày và nhất là nên dành 30 phút để đi bộ mỗi ngày.
– Chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều các thực phẩm chứa canxi, sắt, protein, tránh các chất kích thích chứa cồn.
– Luôn giữ ấm cho cơ thể, hay ngâm chân với thảo dược, nước muối ấm mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao, tinh thần phấn chấn hơn.

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Chữa đau lưng nhức mỏi nhờ dây bò sữa

Chữa đau lưng mỏi gối, ăn ngủ tốt nhờ dây bò sữa
Dây sữa bò là loại thảo dược trị đau lưng nhức mỏi,  dài 2-5m. Vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều lông mịn. Lá mọc đối, phiến lá nguyên, hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, dài 4-14cm, rộng 2-9cm. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở nách lá. Quả gồm 2 đại xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò. Hạt dẹt mang một mào lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng như sữa.

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và củ 
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương, mọc hoang rất nhiều ở vùng đất cao, đồi gò, rừng thứ sinh, đặc biệt là trên các nương rẫy đã bỏ hoang hoặc mới khai hoang. Cây tái sinh khoẻ. Thu hái rễ củ quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, thái lát dày khoảng 3cm, phơi hay sấy khô. Có thể ngâm nước vo gạo một đêm trước khi phơi hay sấy khô.
 Rễ củ chứa tinh bột, nhựa đắng
Tính vị, tác dụng: Hà thủ ô trắng có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng bổ máu; bổ gan và thận.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, và là thảo dược trị  đau nhức xương khớp , . Có nơi còn dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có người còn dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa. Cây lá cũng được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa. Người ta còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày.
Cách dùng: Thường dùng mỗi ngày 12-20gram dạng thuốc sắc. Có thể nấu cao hay ngâm rượu uống. Cành lá dùng với liều lượng nhiều hơn. Người ta cũng thường chế Hà thủ ô trắng cũng như Hà thủ ô đỏ.
Đơn thuốc: Bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức lực, chữa đau lưng nhức mỏi ; giúp ăn ngủ được: Đậu đen 50gram, Đậu đỏ 10gram, Đỗ trọng dây 50gram, Ráng bay 15gram, Củ sen 50gram, Bố chính sâm 15gram, Hà thủ ô trắng (sao muối) 50gram, Phục linh 15gram. Các vị hiệp chung, tán làm viên hoàn, mỗi lần uống 3gram, ngày uống 3 lần. (Kinh nghiệm ở An Giang).
Kiêng kỵ: Không dùng Hà thủ ô trắng đối với người hư yếu, tạng lạnh, đồng thời kiêng ăn tiết canh lợn, cá, lươn, rau cải, hành tỏi.

Đông y chữa thế nào ? với mồ hôi gây mùi khó chịu

Đông y chữa thế nào ? với mồ hôi gây mùi khó chịu

Mùi cơ thể hôi làm “khổ chủ” mất tự tin, gây trở ngại trong giao tiếp, ảnh hưởng khả năng thành đạt trong cuộc sống. Đông y có cách trị liệu để giảm tiết mồ hôi và khử mùi, qua đó giảm hôi.
Sự bài tiết mồ hôi giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp cơ thể duy trì nhiệt độ ổn định khi nhiệt độ môi trường bên ngoài có sự thay đổi. Tuy nhiên, theo thống kê trên thế giới có khoảng 3% số người bị chứng tăng tiết mồ hôi. Khi thời tiết nóng bức, mồ hôi có thể bị tăng tiết ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể như: vùng nách, hai bên bẹn, bộ phận sinh dục, bàn tay… gây trở ngại cho sinh hoạt và giao tiếp. Tăng tiết mồ hôi gây ẩm ướt, còn có thể gây hôi.
Y học đông y  có hai cách điều trị là cách dùng ngoài và uống trong.



Dùng ngoài:
Cách 1: sau khi tắm sạch, dùng quả chanh tươi thái lát mỏng, xát vào nách, chờ khoảng 15 phút rồi rửa sạch, làm thường xuyên, ngày 1 lần sẽ có tác dụng khử mùi rất tốt.
Cách 2: bạc hà 10gram, bạch chỉ 10gram tán thành bột, trộn đều, tắm rửa sạch, rồi xát vào nách ngày 1 lần, liên tục 10 ngày.
Cách 3: dùng phèn chua nung lên thành bọt xốp, tán mịn. Sau khi tắm sạch, lau khô hố nách, lấy bột phèn chua xát vào hai hố nách. Mỗi ngày một lần.
Cách 4: dùng 4 lá trầu tươi, rửa sạch, giã nát. Sau khi tắm sạch chà xát vào hố nách. Làm liên tục trong 1 tháng sẽ cải thiện tình trạng hôi nách, do trầu có tác dụng khử khuẩn, khử mùi mồ hôi cơ thể.
Cách 5: mai hoa băng phiến, thanh mộc hương, thiên trạch hương, khô phàn, hoạt thạch, mỗi thứ 30gram. Nghiền nhỏ mịn các dược liệu. Sau khi tắm sạch, thoa vào hố nách, kẽ ngón chân, mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 10 - 15 ngày, đạt hiệu quả cao.
Uống trong:
Vệ khí hư: bệnh nhân tự ra mồ hôi không do mệt nhọc hay nhiệt độ oi bức, đồng thời có sợ gió sợ lạnh, dễ bị cảm, thường là do vệ khí hư, cần bổ vệ khí và khu phong.
Phương thuốc hay dùng là Ngọc bình phong tán gồm: hoàng kỳ 8gram, bạch truật 16gram, phòng phong 8gram. Sắc uống.
Mồ hôi cũng được gọi là “tâm dịch” (dịch của tâm), vì vậy nên thêm thuốc để bổ tâm âm tâm khí và liễm âm khí gồm các vị: đảng sâm hoặc sa sâm 10gram , mạch môn 15gram, ngũ vị tử 4gram.
Khí huyết hư: bệnh nhân gầy yếu, mới ốm nặng dậy có vã mồ hôi thường do khí huyết hư. Cần phải bổ cả khí và huyết.
Phương thuốc thường dùng là Thập toàn đại bổ gồm: đảng sâm 16g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, cam thảo 6gram, đương quy 12gram, thục địa 20gram, bạch thược 12gram, xuyên khung 8gram, hoàng kỳ 10gram, nhục quế 6gram. Sắc uống.
Khí hư: do dùng thuốc làm ra mồ hôi quá liều (xông, thuốc cảm) làm mồ hôi cứ chảy liên tục không dứt, cần phải bổ khí. Có thể ngậm những lát nhân sâm để bổ khí, mồ hôi sẽ ngừng ra.
Hoặc dùng bài Nhân sâm dưỡng vinh thang gồm: nhân sâm 12gram, 16gram, đương quy 16gram, thược dược 16gram, địa hoàng 16gram, bạch truật 16gram, phục linh 16gram, quế chi 8gram, hoàng kỳ 12gram, trần bì 8gram, viễn chí 8gram, ngũ vị tử 8gram, cam thảo 6gram.
Khí huyết hư thoát: do sau sinh mất nhiều máu hoặc mất nhiều máu do nguyên nhân khác có vã mồ hôi hột (choáng mất máu), đó là do khí thoát theo với huyết thoát. Cần bổ gấp nguyên khí. Phương thuốc hay dùng là Độc sâm thang: nhân sâm 6 - 8gram sắc uống. Nếu ngoài vã mồ hôi hột lại có thêm chân tay lạnh toát, mạch rất khó bắt, đó là do cả dương và khí đều thoát, phải bổ gấp cả dương và khí (hồi dương cứu nghịch).
Phương thuốc hay dùng là Sâm phụ thang: nhân sâm 8gram, phụ tử 8gram sắc uống. Nếu thấy chân tay ấm lại, mạch đập rõ là đã có kết quả.
Âm hư: ban đêm ngủ say tỉnh giấc thấy: mồ hôi ướt quần áo và không thấy mồ hôi ra nữa gọi là mồ hôi trộm (đạo hãn). Thường do âm hư, cần bổ âm.
Phương thuốc Lục vị hoàn gồm: đan bì 9gram, bạch linh 9gram, trạch tả 9gram, thục địa 24gram, sơn thù 12gram, hoài sơn 12gra. Luyện mật làm hoàn ngày uống từ 8 - 12g, ngày dùng từ 2 - 3 lần uống với nước sôi để nguội hoặc nước muối nhạt.
Tâm khí bất túc, Tỳ khí hư: bệnh nhân hồi hộp, ngủ không yên, ăn uống kém, không ngon miệng, thường đổ mồ hôi.
Phương thuốc: Quy tỳ thang gồm: đảng sâm 12gram, chích hoàng kỳ 8gram, đương quy 8gram, bạch truật (sao) 8gram, chích thảo 4gram, táo nhân (sao) 8gram, viễn chí 4gram, phục thần 8gram, long nhãn 8gram, ngũ vị 10 hột, hồng táo 2 quả, gừng sống 3 lát. Sắc uống.
Trúng thử thuộc Thái Dương: bệnh nhân nóng sốt, khát nước, đổ mồ hôi, sợ lạnh, chân lạnh, mạch vi.
Phương thuốc: Bạch hổ gia nhân sâm thang gồm: thạch cao 40gram, tri mẫu 16gram, sinh cam thảo 8gram, gạo tẻ 20gram, nhân sâm 12gram. Sắc uống.
Thương hàn tà ở Thiếu dương, hỏa uất: bệnh nhân lúc nóng, lúc lạnh, ngủ ra mồ hôi.
Phương thuốc: tiểu sài hồ thang gồm: sài hồ 12gram, hoàng cầm 12gram, bán hạ 8gram, chích thảo 4gram, nhân sâm 8gram, gừng 3 lát, táo 2 quả. Sắc uống.

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Chữa viêm mũi dị ứng bằng những món ăn thông thường

 Chữa viêm mũi dị ứng bằng những món ăn thông thường




Viêm mũi dị ứng có thể chữa trị bằng thuốc, cũng có thể dùng nhiều món ăn dân dã để hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng rất tốt

 Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng có thể do phấn hoa, bụi nhà; các tác nhân sinh hóa, hoặc thay đổi thời tiết nóng lạnh thất thường, bị lạnh đầu, lạnh chân, nơi ở ẩm thấp hoặc do strees, rối loạn nội tiết… Theo y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng là do phế khí  và  vệ khí

Bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng từ những món ăn được chế biến như sau:

Dùng thịt bò 100gram, tỏi tươi 60gram, rau thơm 15gram, gạo tẻ 60gram, gia vị vừa đủ. Thịt bò rửa sạch, thái miếng, tỏi bóc vỏ, đập giập, rau thơm cắt nhỏ. Gạo tẻ vo sạch, đem ninh thành cháo, khi gạo chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi thêm một lát nữa, rồi cho rau thơm và gia vị vào, ăn nóng trong ngày. Món này có tác dụng khu phong, trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuốc thể hàn thấp (chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, thường xuất hiện hoặc tăng lên khi gặp lạnh).

Dùng 15gram tây dương sâm, ếch 2 con (chừng 150gram), bách bộ 30gram, ma hoàng 3gram. Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch, bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ (chừng 2 giờ) rồi nêm nếm gia vị vừa dùng, chia ăn vài lần trong ngày. Món này có tác dụng dưỡng phế âm, thông mũi, dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuộc thể âm hư (mũi khô, ngạt, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô, họng khát, người gầy, hay có cảm giác sốt nóng về chiều…).


Dùng một con chim bồ câu (chừng 90gram), hoàng kỳ 60gram, tân di 9gram, bạch truật 9gram, đại táo 12gram, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm sạch, bỏ ruột, cắt miếng. Tân di gói trong túi vải, đại táo bỏ hạt, các vị còn lại rửa sạch, thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút rồi nêm nếm gia vị, ăn nóng trong ngày. Trong món ăn này, hoàng kỳ vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ trung, ích khí, tăng cường thể chất, giúp nâng cao năng lực miễn dịch của tế bào; tân di, gừng tươi phối hợp với hoàng kỳ có tác dụng chống dị ứng khá tốt. Bạch truật, đại táo và thịt chim bồ câu có công dụng bổ tỳ, ích khí, nâng cao thể chất. Dùng món này có tác dụng bổ khí, làm thông thoáng lỗ mũi, dùng nó cho người bị viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược khiến cho phong tà dễ xâm nhập (tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi).

Mã tiền, nghệ bài thuốc đông y hay nhất chữa đau xương khớp

Mã tiền, nghệ bài thuốc đông y hay nhất chữa đau xương khớp

Theo đông y có nhiều vô số loại thảo dược được dùng để chữa trị các trường hợp do bị trúng đòn , té ngã, trật khớp, bong gân, tay chân đau nhức. Trong đó phải kể đến 2 loại thảo dược dễ tìm kiếm  đó là mã tiền và nghệ

Hạt mã tiền

Cây mã tiền còn được gọi là củ chi, cây gỗ cao 10-12m, phân nhánh trên 7m. Mã tiền có vị đắng, tính hàn, rất độc. Cây có tác dụng thông lạc, chỉ thống , tán kết , ..... . Thường được dùng để chữa thấp khớp , nhức mỏi tay chân, đau dây thần kinh, bại liệt , nhược cơ , suy nyhuocwj thần kinh, đái dầm, lầm tiêu khí huyết tích tụ trong vùng bụng.
Mã tền là vị thuốc độc nên không được tự ý sử dụng khi chưa được bào chế cẩn thận. 
Mã tiền được nhân dân ta sử dụng từ ngàn xưa làm thuốc xoa bóp, chữa tê liệt nửa người, chó dại cắn và trị ghẻ rất có hiệu quả. Y học hiện đại tìm thấy chất Strycnin có trong Mã tiền và chiết nó ra làm thuốc tiêm. Chất này có tác dụng mạnh với các hệ như thần kinh, tim và tuần hoàn, dạ dày và bộ máy tiêu hóa v.v… Hiện nay, ống tiêm Strycnin được dùng phổ biến trong tất cả các cơ sở y tế để tiêm hay thủy châm làm thuốc kích thích thần kinh trung ương, tăng phản xạ chữa tê liệt cơ, viêm dây thần kinh v.v… 
Trong kháng chiến chống Mỹ, những chiến sĩ của ta từ miền Nam trở ra đều mang theo những hạt Mã tiền và coi đó là vị thuốc không thể thiếu bên mình. Chiến sĩ ta thường ngâm Mã tiền vào nước vo gạo một ngày đêm cho mềm, lấy ra bóc vỏ, sao với cát cho vàng đậm, rồi ngâm với rượu làm thuốc xoa bóp do chấn thương, đau dây thần kinh
 Người lớn mỗi lần uống 0,05g hạt mã tiền chế, ngày 1 - 3 lần dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Trẻ em dưới 2 tuổi không dùng được. . Những người có bệnh di tinh, mất ngủ không nên dùng mã tiền. 

Nghệ dùng cả thân củ

Nghệ là một gia vị quen thuộc với mọi gia đình. Trong y học, nghệ thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày, bôi lên các vết thương, mụn nhọt để làm lành miệng, lên da non và không để lại các vết sẹo, do đó nghệ còn được gọi là vị thuốc hàn gắn vết thương.
Theo y học cổ truyền, có 2 vị thuốc lấy từ cây nghệ là thân rễ (khương hoàng) và rễ củ (uất kim). Khương hoàng có vị cay đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và tỳ có tác dụng phá huyết ứ, tiêu ung nhọt, cầm máu, sinh da non, điều hoà kinh nguyệt, trừ các chứng đau nhức tay chân. Uất kim có tính hàn, tác dụng thông khí hành huyết, khai uất khí, thường dùng chữa vàng da, đau tim, thổ huyết, chảy máu cam.
Khi bị chấn thương do tập luyện, té ngã, trúng đòn gây ứ huyết hoặc chảy máu, dùng củ nghệ tươi gọt vỏ, giã nát vắt nước cốt (12g), uống một lần trong ngày. Nếu có tích huyết thành khối trong bụng gây đau bụng, dùng củ nghệ, huyết giác, trần bì, vỏ vối, cam thảo nam, đều 12g, sắc uống ngày 2 lần sáng chiều vào lúc đói bụng.





 

Copyright @ 2013 Điều Trị Đau Nhức Xương Khớp.