Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Chữa viêm mũi dị ứng bằng những món ăn thông thường

 Chữa viêm mũi dị ứng bằng những món ăn thông thường




Viêm mũi dị ứng có thể chữa trị bằng thuốc, cũng có thể dùng nhiều món ăn dân dã để hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng rất tốt

 Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng có thể do phấn hoa, bụi nhà; các tác nhân sinh hóa, hoặc thay đổi thời tiết nóng lạnh thất thường, bị lạnh đầu, lạnh chân, nơi ở ẩm thấp hoặc do strees, rối loạn nội tiết… Theo y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng là do phế khí  và  vệ khí

Bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng từ những món ăn được chế biến như sau:

Dùng thịt bò 100gram, tỏi tươi 60gram, rau thơm 15gram, gạo tẻ 60gram, gia vị vừa đủ. Thịt bò rửa sạch, thái miếng, tỏi bóc vỏ, đập giập, rau thơm cắt nhỏ. Gạo tẻ vo sạch, đem ninh thành cháo, khi gạo chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi thêm một lát nữa, rồi cho rau thơm và gia vị vào, ăn nóng trong ngày. Món này có tác dụng khu phong, trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuốc thể hàn thấp (chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, thường xuất hiện hoặc tăng lên khi gặp lạnh).

Dùng 15gram tây dương sâm, ếch 2 con (chừng 150gram), bách bộ 30gram, ma hoàng 3gram. Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch, bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ (chừng 2 giờ) rồi nêm nếm gia vị vừa dùng, chia ăn vài lần trong ngày. Món này có tác dụng dưỡng phế âm, thông mũi, dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuộc thể âm hư (mũi khô, ngạt, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô, họng khát, người gầy, hay có cảm giác sốt nóng về chiều…).


Dùng một con chim bồ câu (chừng 90gram), hoàng kỳ 60gram, tân di 9gram, bạch truật 9gram, đại táo 12gram, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm sạch, bỏ ruột, cắt miếng. Tân di gói trong túi vải, đại táo bỏ hạt, các vị còn lại rửa sạch, thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút rồi nêm nếm gia vị, ăn nóng trong ngày. Trong món ăn này, hoàng kỳ vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ trung, ích khí, tăng cường thể chất, giúp nâng cao năng lực miễn dịch của tế bào; tân di, gừng tươi phối hợp với hoàng kỳ có tác dụng chống dị ứng khá tốt. Bạch truật, đại táo và thịt chim bồ câu có công dụng bổ tỳ, ích khí, nâng cao thể chất. Dùng món này có tác dụng bổ khí, làm thông thoáng lỗ mũi, dùng nó cho người bị viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược khiến cho phong tà dễ xâm nhập (tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi).

Mã tiền, nghệ bài thuốc đông y hay nhất chữa đau xương khớp

Mã tiền, nghệ bài thuốc đông y hay nhất chữa đau xương khớp

Theo đông y có nhiều vô số loại thảo dược được dùng để chữa trị các trường hợp do bị trúng đòn , té ngã, trật khớp, bong gân, tay chân đau nhức. Trong đó phải kể đến 2 loại thảo dược dễ tìm kiếm  đó là mã tiền và nghệ

Hạt mã tiền

Cây mã tiền còn được gọi là củ chi, cây gỗ cao 10-12m, phân nhánh trên 7m. Mã tiền có vị đắng, tính hàn, rất độc. Cây có tác dụng thông lạc, chỉ thống , tán kết , ..... . Thường được dùng để chữa thấp khớp , nhức mỏi tay chân, đau dây thần kinh, bại liệt , nhược cơ , suy nyhuocwj thần kinh, đái dầm, lầm tiêu khí huyết tích tụ trong vùng bụng.
Mã tền là vị thuốc độc nên không được tự ý sử dụng khi chưa được bào chế cẩn thận. 
Mã tiền được nhân dân ta sử dụng từ ngàn xưa làm thuốc xoa bóp, chữa tê liệt nửa người, chó dại cắn và trị ghẻ rất có hiệu quả. Y học hiện đại tìm thấy chất Strycnin có trong Mã tiền và chiết nó ra làm thuốc tiêm. Chất này có tác dụng mạnh với các hệ như thần kinh, tim và tuần hoàn, dạ dày và bộ máy tiêu hóa v.v… Hiện nay, ống tiêm Strycnin được dùng phổ biến trong tất cả các cơ sở y tế để tiêm hay thủy châm làm thuốc kích thích thần kinh trung ương, tăng phản xạ chữa tê liệt cơ, viêm dây thần kinh v.v… 
Trong kháng chiến chống Mỹ, những chiến sĩ của ta từ miền Nam trở ra đều mang theo những hạt Mã tiền và coi đó là vị thuốc không thể thiếu bên mình. Chiến sĩ ta thường ngâm Mã tiền vào nước vo gạo một ngày đêm cho mềm, lấy ra bóc vỏ, sao với cát cho vàng đậm, rồi ngâm với rượu làm thuốc xoa bóp do chấn thương, đau dây thần kinh
 Người lớn mỗi lần uống 0,05g hạt mã tiền chế, ngày 1 - 3 lần dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Trẻ em dưới 2 tuổi không dùng được. . Những người có bệnh di tinh, mất ngủ không nên dùng mã tiền. 

Nghệ dùng cả thân củ

Nghệ là một gia vị quen thuộc với mọi gia đình. Trong y học, nghệ thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày, bôi lên các vết thương, mụn nhọt để làm lành miệng, lên da non và không để lại các vết sẹo, do đó nghệ còn được gọi là vị thuốc hàn gắn vết thương.
Theo y học cổ truyền, có 2 vị thuốc lấy từ cây nghệ là thân rễ (khương hoàng) và rễ củ (uất kim). Khương hoàng có vị cay đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và tỳ có tác dụng phá huyết ứ, tiêu ung nhọt, cầm máu, sinh da non, điều hoà kinh nguyệt, trừ các chứng đau nhức tay chân. Uất kim có tính hàn, tác dụng thông khí hành huyết, khai uất khí, thường dùng chữa vàng da, đau tim, thổ huyết, chảy máu cam.
Khi bị chấn thương do tập luyện, té ngã, trúng đòn gây ứ huyết hoặc chảy máu, dùng củ nghệ tươi gọt vỏ, giã nát vắt nước cốt (12g), uống một lần trong ngày. Nếu có tích huyết thành khối trong bụng gây đau bụng, dùng củ nghệ, huyết giác, trần bì, vỏ vối, cam thảo nam, đều 12g, sắc uống ngày 2 lần sáng chiều vào lúc đói bụng.





Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Điều trị tê chân , tay bằng các động tác đơn giản

Điều trị tê chân , tay bằng các động tác đơn giản

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các triệu chứng tê chân, tê tay. Tùy theo bệnh mà các triệu chứng này có thể kết hợp với các triệu chứng khác nhau. Một trong các nguyên nhân này như :

Dinh dưỡng không đủ các sinh tố như B1, B12, Folic acid.
Bị tổn thương các thần kinh ngoại vi do bệnh tiểu đường.
Ðôi khi đứng lâu quá, ngồi xổm, ngồi vắt chân lên nhau hay ở một số các tư thế làm máu khó lưu thông, bị ứ đọng, sinh ra các chất a xít, cũng có thể làm chân tay chỗ đó bị tê buốt (chỉ cần tránh giữ lâu ở các tư thế đó là... khỏi bệnh).

Như vậy tê chân tay là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh song có khi là dấu hiệu tê sinh lý bình thường.
 Triệu chứng tê chân tay thường xuất hiện từ đầu ngón ở các chi với cảm giác tê rần như bị châm trích. Cảm giác tê tăng dần, lan dần bàn tay, cổ tay, cánh tay và tương tự ở chi dưới. Khi gặp chứng bệnh này, đặc biệt là khi chúng xảy ra bất thường hoặc thường xuyên, chúng ta cần chú ý tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục sớm, tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra.
Chân duỗi thẳng, lần lượt mỗi chân tự quay bàn chân theo hai chiều, mỗi chiều 10 vòng.
Các động tác về chân, tay là rất quan trọng khi tập khí công, bởi sẽ làm cho cơ thể thư giãn, các cơ mềm mại để có những bước tập sau được tốt. Mặt khác, những động tác này sẽ giúp ích cho việc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh tê tay, chân.


1. Bóp và xát chân:
Ngồi trên giường hoặc ghế, duỗi thẳng chân, hai bàn tay cùng nắm cổ chân, ngón tay cái phía trước, các ngón khác phía sau rồi bóp từ gót chân lên đùi 3 lần, sau đó hai tay ôm lấy cổ chân rồi xát mạnh từ cổ chân lên đùi 5 lần. Làm sang chân kia trình tự cũng tương tự như vậy.
2. Day hoặc xoa hai đầu gối:
Chân duỗi thẳng hoặc để co, hai lòng bàn tay úp vào hai xương bánh chè rồi day hoặc xoa đầu gối 20 lần. 

3. Quay bàn chân:
Chân duỗi thẳng, lần lượt mỗi chân tự quay bàn chân theo hai chiều, mỗi chiều 10 vòng.
4. Xát gan bàn chân:
Bàn chân này để lên đùi chân kia, tay cùng bên kéo căng gan bàn chân, lòng bàn tay kia xát nhẹ gan bàn chân 30 - 50 lần rồi đổi bên.
5. Luyện tay - vận động hai vai:
Hai tay để ở lòng không động đậy, ngồi thẳng rồi vận động hai vai theo hướng tròn từ sau ra trước và ngược lại mỗi bên 10 vòng.
6. Hai tay đỡ trời:
Hai tay để ngang bụng, ngón tay đan vào nhau, bàn tay úp xuống đất, từ từ nâng lên ngang mũi, ngửa bàn tay lên trời và đưa thẳng tay lên ngẩng đầu nhìn theo hít vào. Sau đó vòng tay ngang ra hai bên và đưa xuống ngang hông, thở ra, làm 5 lần như thế.
7. Vận động hai vai:
Mỗi hướng 10 vòng.
8. Vận động cổ tay:



Quay tròn cổ tay theo hai chiều mỗi bên 10 vòng.
9. Xát mu bàn tay:
Bàn tay nọ xát mạnh mu bàn tay kia 10 lần rồi đổi bên.
10. Bóp và xát tay:

Dùng tay nọ bóp tay kia từ cổ tay lên vai 3 lần rồi xát mạnh từ phía trong cổ tay (phía ngón tay út) lên nách, từ vai xuống phía ngoài cổ tay (phía ngón cái) 5 lần, rồi đổi bên.

Chữa đau khớp, bổ khí huyết từ cây huyết rồng

Chữa đau khớp, bổ khí huyết từ cây huyết rồng




Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, huyết rồng có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính ẩm không độc, có tác dụng bổ khí huyết, thông kinh lạc, mạnh gân xương, chữa đau khớp,kinh nguyệt không đều, thường dùng trong những trường hợp sau:
Chữa đau lưng: huyết rồng 16gram, rễ trinh nữ 16gram, tỳ giải 16gram, ý dĩ 16gram, cỏ xước 12gram, quế chi 8gram, rễ lá lốt 8gram, thiên niên kiện 8gram, trần bì 6gram. Sắc uống.
Chữa đau các khớp tứ chi: huyết rồng, ngũ gia bì hương, độc hoạt, uy linh tiên, tang chi.  Mỗi vị 10-12gram. Sắc uống trong ngày.
Chữa viêm khớp dạng thấp: huyết rồng, hy thiêm, thổ phục linh, rễ vòi voi, mỗi vị 16gram, ngưu tất, sinh địa, mỗi vị 12gram, nam độc lực, rễ cà gai leo, rễ cây cúc ảo, huyết dụ, mỗi vị 10gram. Sắc uống ngày một thang.
Chữa thiếu máu, hư lao: huyết rồng 200-300gram, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7-10  ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như thục địa, đan sâm, hà thủ ô (liều lượng bằng nhau). Mỗi ngày uống 2-4gram, pha với ít rượu.
Chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương: huyết rồng 12gram, cây mua núi 12gram, rễ gối hạc 12gram, rễ phòng kỷ 10gram, vỏ thân ngũ gia bì chân chim 10gram, dây đau xương 10gram. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm rượu uống. Ngày 50ml chia làm 2 lần.
Hoặc huyết rồng, độc hoạt, dây đau xương, thiên niên kiện, phòng kỷ, rễ bưởi bung, chân chim, gai tầm xọng, cô xước, xấu hổ, quế chi, núc nác, mỗi vị 4-6gram, sắc hoặc nấu cao thêm đường uống.
Chữa đau dây thần kinh hông: huyết rồng 20gram, ngưu tất 12gram, hồng hoa 12gram, đào nhân 12gram, nghệ vàng 12gram, nhọ nồi 10gram, cam thảo 4gram. Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Hoặc huyết rồng 20gram, dây đau xương 20gram, ngưu tất 20gram, cẩu tích 20gram, cốt toái bổ 12gram, ba kích 12gram, thiên niên kiện 8gram, cốt khỉ củ 8gram. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa kinh nguyệt không đều: huyết rồng 10gram, tô mộc 5gram, nghệ vàng 4gram. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm một lần trong ngày. Phụ nữ có thai không được dùng.
Hoặc huyết rồng 16gram, ích mẫu 16gram, sinh địa 12gram, nghệ 8gram, xuyên khung 8gram, đào nhân 8gram. Sắc uống trong ngày.









Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Phương thuốc đông y phòng và chữa viêm xoang

Phương thuốc đông y phòng và chữa viêm xoang

Đông y có nhiều vị thuốc, bài thuốc để chữa trị viêm xoang, tùy vào tính cấp hay mãn. Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ rất tốt cho điều trị.

NHỮNG VỊ THUỐC VÀ BÀI THUỐC
Đông y có nhiều vị thuốc, bài thuốc để chữa trị viêm xoang, tùy vào tính cấp hay mãn. Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ rất tốt cho điều trị.
Các vị thuốc
Kim ngân hoa: có vị ngọt, tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, dùng chữa viêm xoang. Ngoài ra cònchữa mụn nhọt, mẩn ngứa, phát ban, thấp khớp…

Ké đầu ngựa: còn gọi là thương nhĩ tử có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng tiêu độc, sát khuẩn trừ thấp. Dùng chữa viêm xoang, ngoài ra còn dùng chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, đau răng.

Cây cứt lợn: còn gọi là hy thiêm có vị đắng, tính hàn, có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết, bổ huyết. Dùng để chữa viêm xoang ngoài ra còn chữa đau lưng, mỏi gối, tê liệt tay chân, nửa người.

Tân di: vị cay, tính ấm có tác dụng tán phong nhiệt thượng trên, thông khiếu. Dùng chữa viêm xoang, ngoài ra còn trị ngạt mũi, nhức đầu phong, ngạt mũi khó thở, mọc nhọt trong mũi.

Rau diếp cácòn có tên là ngư tinh thảo có vị chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, sát khuẩn. Dùng chữa viêm xoang, ngoài ra còn dùng chữa đinh nhọt, bí tiểu, kinh nguyệt không đều, viêm phổi,đau mắt đỏ…

Các bài thuốc
Viêm xoang cấp tính : phải thanh phế nhiệt, giải độc là chính. Dùng bài thuốc với các vị thuốc: kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, chi tử 8g, mạch môn 12g, hy thiêm thảo 16g, ngư tinh thảo 16g.
viêm xoang mãn tính : phải dưỡng âm, nhuận táo thanh nhiệt giải độc là chính. Dùng bài thuốc với các vị thuốc: sinh địa 16g, huyền sâm 12g, đan bì 12g, mạch môn 12g, kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, trần bì 8g, hoàng cầm 12g.
Các bài thuốc trên cho 750ml nước sạch sắc kỹ cho tới khi còn 250ml, chia đều thành 3 lần uống lúc thuốc còn ấm trong ngày.
XOA BÓP - BẤM HUYỆT
Ngồi thoải mái trên ghế, xoa nóng hai bàn tay trước khi tiến hành  xoa bóp bấm huyệt vùng xoang. Hằng ngày làm 3 lần vào các buổi sáng sớm, trước khi nghỉ trưa và tối.
Xoa xoang và mắt
Xoa xoang  dùng 2 ngón tay trỏ và giữa của 2 bàn tay đặt lên phía trong lông mày. xoa vòng tròn từ phía trong lông mày ra phía ngoài xuống dưới gò má, vô mũi, đi lên phía trong lông mày và tiếp tục 10 - 20 lần, xoa các vòng có xoang xương hàm trên và xoang trán, xoa vòng ngược lại 10 - 20 lần.
 nhắm mắt lại và đặt 2 ngón tay giữa lên 2 con mắt, xoa mí mắt trong vòng hố mắt vừa sức chịu đựng của mắt, xoa mỗi chiều 10 - 20 lần.
Bấm huyệt xung quanh nhãn cầu: dùng ngón cái bấm huyệt phía trong và phía trên hố mắt và dùng ngón trỏ bấm huyệt phía ngoài và phía dưới hố mắt, có tác dụng giúp khí huyết lưu thông trong hố mắt.
Day ấn các huyệt (hình trên cùng): toán trúc (đầu trong cung lông mày), ấn đường (giữa 2 cung lông mày), Tinh minh (khóe mắt trong) tương ứng xoang sàng trước: mỗi huyệt day ấn 10 - 20 lần.
Xoa thân mũi : dùng 2 ngón trỏ và ngón giữa xoa mũi từ dưới lên và trên xuống cho ấm đều, đồng thời thở vô ra cho mạnh 10 - 20 lần
 Day sụn-xương mũi: để ngón tay chỗ giáp giới giữa xương mũi và xương sụn mũi, day huyệt 10 - 20 lần.
Xoa cánh mũi : dùng ngón tay trỏ bên này áp vào cánh mũi bên kia, xoa mạnh 10 - 20 lần
Day huyệt nghinh hương : dùng 2 ngón tay trỏ ấn mạnh vào huyệt Nghinh hương (ngoài cánh mũi, trên nếp má - môi) và day huyệt ấy 10 - 20 lần.
Vuốt và bẻ mũi : vuốt đều lỗ mũi và bẻ đầu mũi qua lại 10 - 20 lần.

Một số phương thuốc từ cây đỗ trọng trị đau cột sống và các bệnh khác

Một số phương thuốc từ cây đỗ trọng trị đau cột sống và các bệnh khác
Đỗ trọng còn có tên gọi khác là tư trọng, ty liên bì, mộc miên, là thân cây gỗ sống lâu năm cao khoảng 15m, đường kính độ 30 - 50cm, cành mọc chếch, tán cây hình tròn. Theo Đông y, đỗ trọng vị ngọt hơi cay, tính ôn, vào kinh can và thận; có tác dụng ôn thận , làm khỏe gân cốt, an thai, hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu...

Một số bài thuốc từ đỗ trọng
  • Chữa đau cột sống: Đỗ trọng bỏ vỏ 3kg, rượu 2 lít, ngâm 7 ngày mới dùng. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 - 30ml.

Hoặc: Đỗ trọng 300gram, xuyên khung 200gram, quế chi 160gram, tế tân 80gram. Các vị thuốc thái nhỏ, ngâm trong 10 lít rượu, sau 5 ngày dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 - 20ml. Kiêng ăn hành tươi, rau sống.
  • Chữa đau lưng, chân không đi được: Đỗ trọng nướng 320gram, khương hoạt (gừng) 160gram, thạch nam 80gram, đại phụ tử (bỏ vỏ) 3 cái. Thái nhỏ các vị thuốc, ngâm trong 7 lít rượu để 5 ngày sau dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml. 10 ngày là một liệu trình.
  • Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Đỗ trọng (sống), hạ khô thảo mỗi thứ 80gram, đơn bì, thục địa, mỗi thứ 40gram, tán bột làm viên, mỗi lần uống 12g, ngày 2 - 3 lần, với nước...
  • Chữa ứ huyết kèm đau lưng do thận hư: Đỗ trọng 240gram, đan sâm 240gram, xuyên khung 50gram, rượu trắng 1,5 lít. Thái vụn các vị thuốc trên cho vào rượu đậy kín ngâm trong 5 ngày có thể dùng. Khi uống rượu, cần hâm nóng, mỗi lần 15-20ml. 10 ngày là một liệu trình.
  • Chữa gan thận yếu, đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần, di tinh, liệt dương, lao tổn cơ lưng: Đỗ trọng 50gram, gan lợn 200gram. Gan lợn rửa sạch, xát muối, sau thái miếng cho nước nấu cùng với đỗ trọng. Khi gan nhừ, nêm gia vị vào, ăn cả nước lẫn cái. Có thể dùng liên tục, dài ngày.
  • Trị đau dây thần kinh tọa : Đỗ trọng 30 gram nấu với thịt thăn heo trong 30 phút , bỏ Đỗ trọng ăn thị heo ngày 2 lần , dùng 7-10 ngày
  • Chữa thận yếu, thận hư, liệt dương, di tinh, mộng tinh: Lộc nhung 125gram, đỗ trọng 250gram, ngũ vị tử 63gram, thục địa 500gram, mạch môn 250gram, sơn thù nhục 240gram, thỏ ty tử 250gram, ngưu tất 250gram, câu kỷ tử 250gram, sơn dược 250gram. Tất cả nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12gram với nước muối nhạt. Dùng 15 ngày là một liệu trình.
  • Chữa tiểu tiện nhiều lần, miệng khô ít nước bọt, mặt mày tái xám, tiêu chảy, liệt dương: Bầu dục lợn 1 đôi, hạnh đào nhân 30gram, đỗ trọng 30gram, kim anh tử 30gram. Bầu dục làm sạch bỏ màng hôi cho vào hầm chín cùng các vị thuốc, ăn bầu dục uống nước.



Thảo dược trị máu nhiễm mỡ- thảo dược điều trị gan nhiễm mỡ


Các thảo dược trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.Các bài thuốc trị máu nhiễm mỡ ,gan nhiễm mỡ hiệu quả cao dễ tìm dễ mua
http://thuocdoctorninh.com/thao-duoc-tri-mau-nhiem-mo/

 

Copyright @ 2013 Điều Trị Đau Nhức Xương Khớp.