Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Bệnh viêm xoang lây qua đường nào?

Bệnh viêm xoang lây qua đường nào?

Viêm xoang có thể lây từ người này qua người khác. Bệnh lây nhiều hay ít là còn tùy thuộc vào yếu tố vi khuẩn.
Bệnh viêm xoang là bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi - đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang tuy không quá nguy hiểm nhưng lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh.

Nguyên nhân viêm xoang
Nguyên nhân gây nên viêm xoang phổ biến nhất là do viêm mũi, cảm, cúm, đôi khi do viêm họng, do răng.
Ngoài ra có thể do tắm (nhảy cầu, lặn) do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay do dị vật ở mũi...do biến chứng gây viêm xoang của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn.
Vi sinh vật gây viêm xoang cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm đường hô hấp trên.
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở 1 hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi. Viêm xoang là bệnh đang rất phổ biến ở nước ta.
Tại Bệnh viện Tai - Mũi - Họng TƯ, viêm xoang chiếm hơn 60% tổng số bệnh nhân tới khám. Và con số này sẽ có xu hướng tăng cao hơn nữa khi viêm xoang có thể lây mà mọi người lại không có biện pháp đề phòng thích hợp.
Nguyên nhân của bệnh viêm xoang là do vi khuẩn hoặc dị ứng gây nên. Do đó, nếu bạn dùng chung khăn mặt, khăn tay, chậu...với người bệnh thì bạn hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh. Bởi khăn mặt, khăn tay, chậu... là những vật dụng thường dùng của người bệnh và đó là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây viêm xoang nhất.
Mức độ lây nhiễm bệnh nặng hay nhẹ sẽ tùy thuộc vào yếu tố vi khuẩn mà bạn tiếp xúc.

Các biện pháp phòng ngừa viêm xoang
Viêm xoang là bệnh rất khó chữa. Vậy nên, mọi người cần phòng chống bệnh bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc, vận động hợp lý; tránh những nơi môi trường bị ô nhiễm; đặc biệt, cần tránh hết sức việc dùng chung khăn mặt, khăn tay, chậu để hạn chế và dự phòng điều này.
- Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm.
- Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi.
- Tránh dùng phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi với người mẫn cảm.
- Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài.
- Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
- Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang.

Chữa viêm khớp bằng những món ăn đơn giản dễ làm

Chữa viêm khớp bằng những món ăn đơn giản, dễ làm 

Viêm khớp là tình trạng được gây ra bởi quá trình lưu thông khí huyết ở gân cơ xương, đưa tà khí (phong hàn, thấp nhiệt) ra ngoài. Để chữa bệnh viêm khớp, người bệnh nên ăn các món ăn có tác dụng bồi bổ khí huyết can thận, giúp phục hồi các chức năng của xương khớp. 

Các món ăn chế biến từ thịt dê, cải bó xôi, gừng tươi... có tác dụng chữa bệnh viêm khớp hiệu quả.

 1: Thịt dê hầm

Nguyên liệu: Thịt dê 500gram, 200gram cà rốt, các gia vị vừa đủ.
Chế biến: Cà rốt, thịt dê rửa sạch thái miếng, thịt dê ướp gừng tươi, rồi xào trong chảo dầu nóng độ 5 phút, sau đó cho vào chút rượu, nước tương, gia vị và nước vừa đủ, nấu đến chín mềm. Sau đó cho vào nồi đất cùng vỏ quýt và 3 chén nước, nấu với lửa lớn đến sôi thì hạ nhỏ lửa, đến khi thật nhừ, lấy ra dùng kèm trong bữa cơm

 2: Cải bó xôi xào nấm
Nguyên liệu: Cải bó xôi 60 gram, nấm hương 180 gram, gia vị vừa đủ.
Chế biến: Cải bó xôi rửa sạch, thái nhỏ. Nấm hương rửa sạch, bỏ chân. Cho hai thứ trên vào nồi đổ nước vừa phải đun chín. Nêm muối vừa miệng. Ngày ăn 2 lần.

3: Nước gừng tươi
Nguyên liệu: Gừng tươi 200 gram, rượu mùi 400 ml, đường đỏ 120 gram.
Chế biến: Gừng thái nhỏ, đập dập ép lấy nước. Cho nước gừng, đường đỏ và rượu vào nồi đem đun nhỏ lửa đến khi sôi. Hàng ngày trước khi đi ngủ uống một ít cho ra mồ hôi.

4: Tiết gà
Nguyên liệu: Hạt bí đao 35 gram, tiết gà 30 gram.
Chế biến: Hạt bí đao rửa sạch, tiết gà rửa sạch. Cho hạt bí đao cùng tiết gà vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu chín. Ngày uống 2 lần.

Nguy cơ viêm khớp có thể xuất phát từ nguyên do mà hiện nay nhiều người mắc phải

Nguy cơ viêm khớp có thể  xuất phát từ bốn nguyên do mà hiện nay nhiều người mắc phải

mọi người đều nghĩ rằng viêm khớp là một rối loạn dành cho người lớn tuổi nhưng điều đó không đúng chúng ta hãy loại bỏ suy nghĩ đó. Các hình thức khác nhau ảnh hưởng tới chúng ta ở mọi lứa tuổi. vì vậy trong mỗi chúng ta nên có các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình khỏi căn bệnh nhiều đau đớn gây phiền phức này.

1. Thuốc lá
Hút thuốc gây viêm hệ thống và đẩy mạnh quá trình oxy hoá. Ngay cả các nhà sản xuất cũng đều cảnh báo bạn về những nguy hiểm của việc hút thuốc. Nếu không muốn cơ thể bạn bị tàn phá, hãy ngừng hút thuốc.


2. Nước ngọt
Hàm lượng Axit phôtphoric trong nước ngọt có thể ngấm vào canxi trong xương của bạn dẫn đến nguy cơ viêm xương khớp cao hơn. Những người nghiện nước ngọt có nguy cơ tương tự như những người hút thuốc lá.

3. Không cân bằng tỉ lệ Omega 6 và Omega 3
Omega 6 và 3 là axit béo thiết yếu quan trọng phục vụ cho các chức năng khác nhau trong cơ thể của bạn. Tổ tiên chúng ta tiêu thụ một tỷ lệ khoảng 1: 1. Các chế độ ăn uống hiện nay có tỷ lệ trung bình cao nhất là 25: 1
Quá nhiều Omega 6 sẽ liên kết với toàn hệ thống viêm. Đây là một yếu tố quan trọng trong nhiều rối loạn hiện nay bao gồm cả viêm khớp. Chính vì vậy bạn nên cân bằng tỉ lệ Omega trong cơ thể, bằng cách ăn điều độ các loại thực phẩm chứa nhiều Omega 6 như dầu bắp, dầu hướng dương, dầu cây rum, dầu đậu tương. Hãy thận trọng không ăn quá nhiều các loại hạt và hạt giống. Ăn nhiều các loại thực phẩm chứa Omega 3 như cá hồi có thể giúp bạn cân bằng được lượng Omega 6 trong cơ thể bạn.


4 Dư thừa Cacbohydrat
Quá nhiều chất bột đường có thể gây ra sự tăng đột biến lượng đường trong máu, điều này tạo ra một phản ứng viêm trong cơ thể. Vì vậy hãy thay thế các thực phẩm chứa nhiều Cacbohydrat bằng các chất béo lành mạnh như dầu dừa, bơ thực vật...








Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Giải độc gan với những thức uống đơn giản hàng ngày dễ làm

Giải độc gan cấp tốc với những thức uống đơn giản hàng ngày dễ làm


Gan là một trong những cơ quan lớn nhất và quan trọng nhất. Chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm thành năng lượng và sản xuất những chất cần cho hoạt động của não, tủy sống , kiểm soát sự đông máu, sản xuất và bài tiết cholesterol, điều chỉnh lượng chất béo, các vitamin, các chất khoáng vi lượng và các loại đường.
- Tạo ra mật, giúp tiêu hóa thức ăn và giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Giải độc cơ thể bằng cách chuyển hóa và bài tiết các hóa chất độc hại từ thực phẩm, rượu, các chất gây nghiện, từ các loại thuốc chữa bệnh, nấm mốc, các chất độc hại từ môi trường như khói xe, khói nhà máy, các hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất sử dụng làm hương liệu, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, sơn, vật liệu bằng nhựa, cao su, các kim loại nặng có trong nước uống, trong các chất phụ gia…
- Giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách sản xuất các yếu tố miễn dịch và loại bỏ các vi khuẩn.
- Lưu trữ các vitamin quan trọng, các chất khoáng và chất cung cấp năng lượng, sau đó sẽ chuyển vào máu khi cơ thể cần đáp ứng.
- Tham gia vào việc điều hòa các hormone trong cơ thể.
Vì phải gánh nhiều trọng trách như vậy, nên chúng ta cần phải bổ sung những dưỡng chất giúp gan giải độc. Xin giới thiệu một vài thức uống đơn giản, dễ làm, giúp giải độc gan:
Các loại sinh tố hỗn hợp từ các loại củ quả 

Nước cần tây, cà chua: rau cần tây  rửa thật sạch, cắt nhỏ. Cà chua rửa sạch cắt lát. Cho hai thứ vào máy xay với nước lọc vừa đủ. Sau đó cho thêm khoảng một muỗng canh nước chanh vắt vào để uống. Có thể thêm ít mật ong.
Trà rau cần, táo đỏ: rau cần tây rửa sạch cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch bỏ hột. Cho tất cả vào nồi nấu với một lít nước, sắc còn 750ml, uống thay nước trà trong ngày.
Lưu ý: những người bị huyết áp thấp không nên dùng cần tây.
Nước đậu xanh, hoa cúc: nấu chín đậu xanh cả vỏ với 500ml nước, cho hoa cúc vào, nấu sôi lại, sau đó thêm nước cốt chanh vào cùng với mật ong, khuấy đều. Chia uống hai lần trong ngày.
Nước đậu đen, mè đen: nấu với một lít nước, sắc còn 300ml, chia hai lần uống trước bữa ăn. Người ta thường nấu chè đậu đen để ăn trong mùa nắng nóng (nấu với đường đen là tốt nhất). Hoặc rang chín (30-50g), nấu nước uống thay nước trà trong ngày.
Nước sinh tố cà rốt: gọt bỏ vỏ táo tây và cà rốt, xắt hạt lựu rồi cho vào máy xay nhuyễn, thêm nước chanh vào khuấy đều, có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong 15ml vào cho dễ uống.
Nước cà chua, khổ qua: cà chua rửa sạch, xắt miếng; khổ qua rửa sạch, bổ dọc, bỏ hạt, cắt đoạn ngắn; hai thứ dùng máy ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước giải khát này có công dụng thanh nhiệt, giải độc, phòng chống tình trạng viêm nhiễm, giúp làm đẹp da và hạ đường huyết.
Nước lọc

Hằng ngày chúng ta nên uống từ 1,5 – 2 lít nước để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra nước còn làm mát gan rất hiệu quả rất hiệu quả.
Trà xanh

Trà được xem là thức uống giải độc tự nhiên hiệu quả. Uống trà có thể tăng cường tiêu hóa, vì vậy uống trà sau bữa ăn khoảng 30 phút là thói quen tốt đối với gan. Ngoài ra trà còn có tác dụng giảm cân hiệu quả nhất là trà bồ công anh, trà bạc hà, trà gừng, trà xanh và các loại trà thảo dược khác. Trong đó, trà bồ công anh có tác dụng mát gan giải độc gan, làm sạch máu và bài tiết các độc tốt dư thừa khỏi cơ thể.
Atisô

Được coi là “thần dược” đối với gan vì nólàm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Ngoài ra, trà Atisô sẽ làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn, ít bị mụn và khô ráp do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố. Nếu bạn uống quen trà atisô sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon.
Nước chanh

Nước chanh ngoài việc là một trong những thức uống giảm cân phổ biến, mà nước chanh còn rất tốt cho gan. Uống một ly nước chanh vào buổi sáng giúp bạn làm sạch chất dư thừa còn lại trong gan qua một đêm ra khỏi cơ thể. Nước chanh rất dễ làm vì vậy bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị trong buổi sáng.
Nước mật ong

Các nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần chính có trong mật ong là đường fructose được cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng. Thường xuyên sử dụng mật ong có thể đạt được hiệu quả giảm bớt các chất độc tích tụ bên trong cơ thể. Sau bữa sáng và trước khi đi ngủ 40 phút uống một cốc nước mật ong không chỉ tốt cho cơ thể mà còn rất tốt cho gan.
Nước rau má

Ngoài việc giúp hạ huyết, làm bền thành mạch, lợi tiểu, thì rau má vẫn được dùng làm vị thuốc nhuận gan, giải độc gan.

Đánh bật gan nhiễm mỡ với đậu nành và nấm hương

Đánh bật gan nhiễm mỡ, mỡ máu với đậu nành và nấm hương


Đậu nành là một thực phẩm tốt cho tim mạch. Nhưng gần đây, người ta còn thấy đậu nành là một thực phẩm có thể làm giảm gan nhiễm mỡ.
"Protein đậu nành ảnh hưởng tới hoạt tính của các gene liên quan đến quá trình tổng hợp axit béo và triglyceride trong gan. Nó làm giảm các yếu tố sao chép chuyên kiểm soát hoạt tính của những gene liên quan đến hoạt động sản xuất lipid", Torres cho biết. Ngoài ra, protein đậu nành còn giúp gia tăng một yếu tố sao chép chuyên kiểm soát gene liên quan đến hoạt động phân huỷ axit béo và các gene "đích" của nó. Theo đó, những con chuột ăn đậu nành có lượng axit béo trong gan giảm, không chỉ do protein đậu nành làm giảm hoạt động sản xuất lipid mà còn nhờ làm tăng hoạt động phân huỷ nó. Gan nhiễm mỡ là căn bệnh không thể chữa khỏi và có thể dẫn tới suy gan mạn tính và tử vong. Trong bệnh này, các ngăn trong tế bào gan chứa đầy lipid do sự gia tăng sản xuất các axit béo gây nên, kết quả là gan bị phình đại. Torres tin rằng việc tiêu thụ protein đậu nành có thể làm cải thiện căn bệnh này, đồng thời phòng tránh những tổn thương ở thận và hoạt động sản xuất chất béo.
máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ là hai bệnh dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Với những bài thuốc Đông y đơn giản, dễ làm sẽ giúp hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị.
Các sản phẩm từ đậu nành tốt cho người bị máu nhiễm mỡ
máu nhiễm mỡ là hiện tượng cholesterol , triglycerit tăng cao. Bệnh thường dẫn đến những chứng xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.

Nấm hương là loại thực vật có khuẩn, albumin cao, mỡ ít, có 16 loại axit amin, nhiều loại không bão hoà axit béo, sterel thực vật, cellulose, muối vô cơ, nhiều loại sinh tố và các chất hạ mỡ khác. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong nấm hương cực kỳ phong phú, nấm hương đã được sử dụng trong nhiều món ăn. Ngoài vị hương thơm và vị bùi bùi mà nấm hương mang lại cho các món ăn, nấm hương còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như tốt cho người bị cao huyết áp tiêu thực mỡ, chống u, chống các chất độc. Chất cellulose trong nấm hương giúp thúc đẩy vị tràng co bóp, phòng bí đại tiện, giảm bớt sự hấp thu cholestorol của tiểu tràng. Nấm hương có thể thúc đẩy cholesterol phân giải, ăn thường xuyên nấm hương có thể hạ thấp cholesterol và trigluxerit, hạ mỡ máu.
Theo Đông y chứng mỡ trong máu cao ứng với chứng đàm trệ, biểu hiện người béo, thừa cân, cảm giác nặng nề, ăn kém ngon, hay bực bội, cáu gắt, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt…



  • Những bài thuốc điều trị bệnh máu nhiễm mỡ 


Lấy 10gram nấm hương, 10gram mộc nhĩ khô, ngâm cho nở, rửa sạch, thái miếng nấu với thịt ăn như canh
Lấy 60gram gạo tẻ, 15gram hạt củ cải. Nấu cháo gạo tẻ cho chín rồi cho hạt củ cải vào. Gia vị đủ dùng nêm vừa ăn.
Lấy 60g vừng đen, rang chín, xát bỏ vở, nấu với đường thành chè ăn rất tốt.
Mỗi ngày uống 1 - 2 cốc sữa đậu nành và ăn các chế phẩm từ đậu nành như tào phớ (đậu hủ), đậu phụ.
Dùng 100gram đậu xanh, 50gram mơ chua, 50gram đường trắng. Đun đậu xanh và mơ chua chín nhừ, cho đường vào khuấy đều, để nguội rồi ăn.
Đậu xanh, gạo với lượng đủ dùng nấu thành cháo, ăn với đường phèn.
Lấy 30gram mộc nhĩ đen, 30gram gạo tẻ, 100gram rau cần tươi. Mộc nhĩ ngâm nở, rau cần rửa sạch. Tất cả đem nấu thành cháo ăn rất tốt.
Tỏi tươi bóc sạch, ăn mỗi bữa 2- 3 tép. Không nên dùng nhiều quá 5gram/ngày vì tỏi có vị cay nóng. Những người đau dạ dày không nên lạm dụng.

  • Những bài thuốc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ 


Bệnh gan nhiễm thường gặp ở những người béo phì, cao mỡ máu, đái tháo đường, nghiện rượu. Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan chỉ chiếm 3,5% - 5%. Nhưng ở người bệnh, lượng mỡ trong tế bào gan có khi lên đến 60 - 70%.
Chữa chứng mỡ trong gan do tỳ khí hư nhược như người mệt mỏi, ngón tay ngón chân tê, lạnh. Tinh thần uể oải, thở hụt hơi, ăn kém, chậm tiêu, mặt, mắt bị phù, đi ngoài phân lỏng: Dùng 10gram phục linh, 10gram đẳng sâm, 20gram bạch biển đậu, 50 - 100gram gạo tẻ. Đẳng sâm, phục linh thái lát nấu với biển đậu trong 30 phút sau đó cho gạo tẻ đã vo sạch, nấu nhỏ lửa đến khi chín, chia làm 2 lần ăn nóng vào buổi sáng và buổi tối.
Hoặc 50gram  đậu tương, 10gram lạc nhân rửa sạch, ngâm với nước khoảng nửa ngày, cho thêm 500ml nước xay thành bột mịn, vắt lấy nước bỏ bã. Đun nước cốt sôi, cho thêm đường trắng, chia uống lúc còn nóng vào buổi sang và chiều.
Chữa chứng mỡ trong gan do khí trệ, huyết ứ: Dùng 40gram sơn tra (hoặc táo mèo), 10gram mật ong. Sơn tra rửa sạch, bổ đôi, nấu với nước khoảng 30 phút, bắc ra cho mật trộn đều, chia ra ăn hết trong ngày.
Chữa chứng mỡ trong gan do can thận âm hư: Dùng 10gram đông trùng hạ thảo, 20gram nấm hương, 200gram đậu phụ. Đông trùng hạ thảo và nấm hương ngâm nước cho nở to. Nấm hương thái chỉ xào với đậu phụ và đông trùng hạ thảo, thêm nước đun khoảng 30 phút, cho gia vị đủ dùng. Chia ra ăn với cơm. Bài thuốc này dùng cho người gan nhiễm mỡ đau ở hạ sườn phải, đầu choáng, mắt loạn, ù tai, yếu sức, gầy, lòng bàn tay, bàn chân nóng, miệng khô…
Chữa chứng mỡ trong gan  do đàm thấp nội trở thường gặp ở người béo phì:Dùng 250gram vỏ quýt, 300gram hạt ý dĩ. Cả 2 thứ rửa sạch phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn, cho vào lọ dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15gram, chiêu với nước còn ấm. Điều trị trong 2 tháng.
Chữa chứng mỡ trong gan do ngộ độc rượu: Dùng 15gram hoa sắn dây tươi, 60gram lá sen tươi hoặc 30gram lá sen khô. Lá sen thái chỉ sắc cùng hoa sắn dây uống thay trà.


Chú ý: Những người mắc chứng gan nhiễm mỡ , mỡ máu  không nên ăn hoặc ăn hạn chế các món ăn từ phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, vịt, mỡ động vật, đường và không dùng nhiều rượu.

Tê chân , tay ai là người hay mắc phải

Tê chân , tay ai là người hay mắc phải
Tê nhức chân tay là chứng bệnh phổ biến, ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, bốn nhóm đối tượng chính sau đây có nguy cơ cao phải đối mặt với chứng bệnh khó chịu này.
Người cao tuổi 


Theo quy luật  của thời gian, tuổi càng cao  các bộ phận trong cơ thể trở nên “già nua”. Một trong những cơ quan chịu tác động rõ rệt nhất đó chính là hệ xương khớp.
Hệ xương khớp bị “lão hóa” là một trong những nguyên nhân dẫn đến chân tay tê nhức, đau mỏi. Không chỉ vậy, vùng vai gáy, lưng gối cũng bị “hành hạ” vì cảm giác nhức buốt, nhói đau.
Sức đề kháng của người già vốn suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố thời tiết như gió, lạnh ,ẩm thấp tác động làm kinh mạch ứ trệ, khí huyết kém lưu thông làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng vào những ngày thời tiết thất thường.

Người mắc các bệnh mãn tĩnh
Tê nhức chân tay là biểu hiện của nhiều chứng bệnh mãn tính, trong đó phải kể đến là thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, bệnh tiểu đường, mỡ máu cao…
Những căn bệnh mãn tính này gây chèn ép các dây thần kinh và mạch máu dẫn đến tê nhức chân tay, đau mỏi vai gáy.Tùy vào vị trí và mức độ bệnh mà sẽ có các triệu chứng đau nhức, tê nhức khác nhau.
Người ít vận động làm việc quá sức
Tê nhức chân tay còn được xem là căn bệnh “thời đại” do thói quen lười vận động của một nhóm bộ phận như nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may… Do tính chất công việc, những người này buộc phải ngồi nhiều, ít đi lại, cử động tay chân hạn chế. Trải qua một thời gian kéo dài, dây thần kinh bị chèn ép, khí huyết kém lưu thông cũng dẫn đến hiện tương tê mỏi, đau nhức tứ chi.
Ngoài ra, những ai làm việc quá sức, thường xuyên mang vác nặng cũng “lọt” vào tầm ngắm của chứng bệnh tê nhức tay chân.

Ngủ gục trên bàn học bàn làm việc
Khi ngủ gục xuống bàn, bạn thường nằm đè lên 2 tay để gối đầu. Điều này gây tác động tới việc tuần hoàn máu và dẫn truyền thần kinh khiến 2 cánh tay cảm thấy tê nhức.
 Khi ngủ, thân người bị gấp lại, hai chân thường co về phía sau hoặc duỗi thẳng về phía trước trong khoảng thời gian quá lâu sẽ làm chậm dòng chảy của máu xuống dưới hai chân, vì thế chúng ta thường bị tê chân và đau mỏi cột sống sau khi thức dậy.
 Bên cạnh đó, khi ngủ trong tư thế này rất khó để có thể ngủ sâu giấc. Trạng thái ngủ chập chờn cùng với tư thế ngủ khó chịu như vậy sẽ khiến cho nhịp tim giảm đi nhiều. Điều này khiến cho lượng oxy lên trên não chậm gây ra cảm giác khó chịu, mệt và đau nhức cơ thể.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Gai cột sống có nên điều trị theo đông y

Gai cột sống có nên điều trị theo đông

Hiện nay bệnh gai cột sống rất phổ biến và khó điều trị dứt . Nhiều người nghĩ điều trị bênh gai cột sống bằng tây y phẫu thuật cắt bỏ gai sẽ hết khỏi bệnh nhưng thực tế không phải vậy nhiều trường hợp sau phẫu thuật gai mọc lại 
Do gai cột sống là bệnh mãn tính nên việc điều trị cần lâu dài. Hiện nay, các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đã cho thấy hiệu quả tốt, không gây tác dụng phụ trong hỗ trợ điều trị gai cột sống được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Nhất là các bài thuốc Nam rất hiệu quả với thành phần thảo dược . Thảo dược chữa bệnh xương khớp giúp tăng cường sức đề kháng và độ chắc khỏe của xương, có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của gai tại cột sống, giảm đau, cải thiện khả năng vận động, hỗ trợ điều trị gai cột sống.
Thuốc doctor Ninh loại thuốc đông y đặc trị bênh gai cột sống hiệu quả được rất nhiều bệnh nhân tin dùng 

Hotline tư vấn  Ms Duyên : 0938 992 674

 

Copyright @ 2013 Điều Trị Đau Nhức Xương Khớp.