Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Cây râu mèo tác dụng đặc biệt không phải ai cũng biết

Cây râu mèo tác dụng đặc biệt không phải ai cũng biết    

CÂY RÂU MÈO BẢO VỆ GAN ,TRỊ BỆNH TIẾT NIỆU, HẠ ĐƯỜNG HUYẾT. 




Cây râu mèo còn có tên gọi là cây bông bạc, thuộc họ bạc hà. Là loại cây thảo lâu năm thân vuông có màu nâu tím. Lá mọc đối, có cuống ngắn, chóp nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là chùm xim co ở ngọn thân và ở đầu cành. Hoa màu trắng sau ngả sang màu xanh tím. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài, nhìn giống như râu mèo, hoa 5 cánh không đều. Bao phấn và đầu nhụy màu tím.
Cây  râu mèo là cây nhiệt đới  mọc tự nhiên ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, các nước ở Đông Dương và cả ở châu Phi.
Cây râu mèo là vị thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, tăng bài tiết, hạ đường huyết, bảo vệ gan, tăng sức đề kháng… Ở Việt Nam, râu mèo phân bố rải rác ở vùng đồng bằng và miền núi như: Cao Bằng,Vĩnh Lộc, Ba Vì, Lâm Đồng, Tuy Hòa, Phan Rang, Phú Quốc… Tuy trồng nhiều nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Theo Viện Dược liệu
Cây râu mèo không chỉ đẹp mà còn được biết đến với tác dụng đặc biệt . Hãy xem các bài thuốc chữa bệnh từ cây râu mèo nhé.
Trị viêm gan siêu vi, bệnh hoàng đản, da dẻ xanh xao vàng bủng, táo bón kinh niên: râu mèo30gram, cỏ lưỡi rắn 30gram, cây chó đẻ 30gram ,actiso 20gram, cỏ mực 30gram. (tất cả dược liệu đã được phơi khô ) thêm 1 lít nước đun  sôi nhẹ cho tới khi còn lại  3/4 lít để uống trong ngày. Dùng 3 tuần nghỉ 1 tuần rồi uống lại,  uống trong khoảng ba tháng.
Trị sỏi tiết niệu (loại sỏi nhỏ) : râu mèo 6 - 10gram ( khô), rửa sạch đun nhẹ  với nửa lít nước sôi như đun  trà. Ngày uống 2 lần trước khi ăn cơm 15 - 30 phút. Uống trước khi nguội, uống  10 ngày nghỉ 4 ngày uống lại.Hoặc cỏ râu mèo, chó đẻ răng cưa, thài lài, mỗi loại  30gram. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước, đun tới khi còn 250ml, uống 2 lần  trước khi ăn khi còn nóng. Dùng 5 -10 ngày 
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: râu mèo tươi, khổ qua (dây, lá, quả non, tươi) mỗi loại 50gram , cây mắc cỡ (làm khô) 6gram. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước đun còn 250ml, uống  liên tục 1 tháng. Sau đó, đi thử lại lượng đường trong máu.
Trị tiểu tiện không thông (tiểu buốt, rắt): râu mèo 40gram, thài lài (trắng) 30gram, rửa sạch cho 750ml nước, đun nhỏ lửa tắt bếp hòa thêm 6g hoạt thạch, uống thay nước hàng  ngày. Uống liền 5 ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì ngừng thuốc.
Trị tiểu ra sỏi, tiểu ra máu và tiểu buốt: râu mèo 40gram, thài lài (trắng) 30gram, Sắc lấy nước,  hòa thêm 6gram bột hoạt thạch .ngày uống 3 lần. Uống liên tục 5 - 7 ngày.
Trị viêm đường tiểu: râu mèo, thài lài, chó đẻ răng cưa, mỗi thứ 30g sắc uống. Dùng trong 7 ngày
Trị viêm thận mạn tính, viêm bàng quang, viêm khớp, phong thấp, viêm đường ruột: râu mèo 40gram, tỳ giải và rễ ý dĩ mỗi vị 30gram. đun nước uống. Dùng 3 tuần nghỉ 1 tuần.
Trị viêm thận phù thũng: râu mèo, mã đề, bạch hoa xà thiệt thảo, mỗi vị 30gram đun uống. Chú ý  kết hợp dùng thuốc kháng sinh  đủ liều đang điều trị
Trị thận dương suy kém kèm theo hiện tượng bụng dưới đau tức: râu mèo 16gram, mã đề 20gram, rễ tranh 12gram, tô mộc 12gram, rễ cỏ xước 16gram, rễ cây ruột gà 12gram (tất cả đã được phơi khô), đun với nửa lít nước cho tới khi còn 150 - 200ml, ngày uống 2 lần trước bữa ăn.
Trị táo bón kéo dài: râu mèo( khô) 30gram, cỏ lưỡi rắn 30gram, cây chó đẻ 30gram, atisô 20gram, cỏ mực 30gram. rửa sạch tất cả cho vào ấm đổ 1 lít nước đun cho tới khi  còn 3/4 lít để uống trong ngày. Dùng 3 tuần lễ, nghỉ 1 tuần rồi uống lại dùng khoảng 1 tháng.
Trị đái tháo đường: râu mèo (tươi) và khổ qua rừng (dây, lá, trái non, tươi) mỗi loại 50gram, cây mắc cỡ (khô) 6gram. Dược liệu tươi rửa sạch, bằm nhỏ, mắc cỡ cho lên bếp sao vàng,cho tất cả vào ấm  thêm 1 lít nước đun cho tới khi  còn 3/4 để uống trong ngày, dùng liên tục 3 tháng đi thử máu lại.
Lưu ý: Không nên dùng thường xuyên và lâu dài râu mèo với liều cao.Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Sai lầm của những bà nội trợ khi chế biến rau củ quả làm hại sức khỏe

 Sai lầm của những bà nội trợ khi chế biến rau củ làm hại sức khỏe


Rau quả chứa rất nhiều canxi, sắt, đồng và các vitamin và khoáng chất khác, có khả năng thúc đẩy sự tổng hợp hemoglobin - các tế bào máu đỏ để kích thích tăng trưởng. Nhưng nếu ăn uống, chế biến rau quả không đúng cách,  sẽ làm các chất dinh dưỡng trong rau quả bị mất, bị phá hủy một phần hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe .


Rau củ  tốt cho sức khỏe , nhưng có nhiều thói quen khi sử dụng thực phẩm này không đúng cách , bạn cần chú ý:

Nhặt bỏ lá rau: Một số bà nội trợ có thoái quen nhặt bỏ lá rau muống . đây là sai lầm và lãng phí lượng vitamin có trong lá bởi lá thân hay cọng cũng đều chứa lượng vitamin nhiều như nhau

 Không biết cách rửa rau: Ngày nay các bà nội trợ có thói quen mua rau tại các siêu thị hay những cửa hàng rau sạch. Cũng vì đã mang tiếng “rau sạch” nên nhiều chị em chủ quan, không rửa rau kỹ trước khi nấu. Trong thực tế, có rất nhiều loại bã thuốc trừ sâu ở trong rau nếu không được làm sạch kỹ lưỡng sẽ gây nguy hại cho sức khoẻ .
Cách thực hiện đúng: Khi mua rau tươi về mẹ nên cho rau vào nước ngâm trong 20 phút để thuốc trừ sâu hòa tan hoàn toàn trong nước rồi sau đó rửa sạch lại với nước.
 Thái nhỏ rau củ rồi rửa :Một số bà nội trợ  có thói quen mua rau về, sơ chế cắt, thái nhỏ rồi mới rửa. Hành động này sẽ làm suy yếu các chất dinh dưỡng của rau. Vì như chúng ta đều biết, có rất nhiều các chất dinh dưỡng trong rau có thể tan trong nước. Nếu rau được thái nhỏ rồi mới rửa, sẽ có khả năng mất rất nhiều chất dinh dưỡng hơn bình thường.
Cách thực hiện đúng: Đầu tiên nên rửa rau, sau đó mới thái nhỏ.
 Bảo quản rau trong tủ lạnh không đúng cách :Hầu hết các loại rau đều có nhiệt độ bảo quản thích hợp là từ 3 ℃ -10 ℃, nhưng cũng có một số loại rau quả nếu để nhệt độ thấp sẽ hỏng. Ví dụ như dưa chuột, nếu để trong tủ lạnh với nhiệt độ dưới 10 ℃, nó sẽ bị mềm, chảy nước.
Cách thực hiện đúng: Dưa chuột, cà chua không để trong tủ lạnh. Các loại rau khi bảo quan trong tủ lạnh nên cho vào một hộp nhựa kín, sẽ giữ được lâu hơn tươi hơn.
Ăn rau để qua đêm :Đôi khi rau củ nấu ra  ăn không hết, một số mẹ thường tiếc của, cất tủ lạnh mai lấy ra  chế biến lại. Ít ai biết rằng rau củ đã nấu chín để tủ lạnh sẽ bị thất thoát vitamin C, vitamin B các loại, thậm chí nếu để trong tủ lạnh qua đêm món ăn cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy hoặc thậm chí bị ngộ độc thực phẩm.
Cách thực hiện đúng: Chỉ ăn rau củ chế biến trong ngày và ăn luôn ngay sau khi chế biến. Nếu muốn bảo quan rau củ đã chín, cần nghiền nhỏ trữ đông theo quy trình đặc biệt

Gọt hết vỏ rau củ :  Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn, bị phun hóa chất nên gọt bỏ hết vỏ cho an toàn. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá như bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím...

Chính vì vậy, theo khuyến cáo ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được thì không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.

Dùng lửa nhỏ xào rau : Vitamin C và B1 đều “sợ”nóng, vì vậy khi xào rau không nên dùng lửa nhỏ “om”, nên vặn lửa thật to. Còn nữa, cho vào rau một chút giấm sẽ giữ được nhiều vitamin hơn.
Thường xuyên ăn salad và rau sống : Salad là món rau không được nấu ở nhiệt độ cao, nếu dư lượng thuốc trừ sâu cao quá mức sẽ vô cùng nguy hại cho cơ thể. Do đó khi ăn salad hay rau sống tốt nhất hãy chọn những loại rau xanh không bị ô nhiễm hoặc rau hữu cơ, đồng thời lưu ý không nên ăn nhiều.
 Rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước : Trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất chất dinh dưỡng.
 Ăn mướp đắng sống : Chất đắng axit oxalic trong mướp đắng có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn mướp đắng phải luộc qua nước sôi để loại bỏ axit oxalic. Đặc biệt, những trẻ nhỏ cần phải bổ sung nhiều canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng.
 Chần qua rau rồi nấu cho an toàn : Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.

Cắt rau xong không nấu ngay : Đa phần vitamin trong rau ở trạng thái "dễ bay hơi". Vì thế sau khi cắt rau không nấu ngay mà để trong một thời gian dài, phần lớn vitamin sẽ bị ôxy hóa.

 Ăn nhiều giá đỗ sống : Giá đỗ có vị ngon, bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng, nhưng khi ăn nhất định phải nấu chín. Nếu ăn sống không nên ăn quá nhiều. Ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.

Tỏi tây để ngoài không khí quá lâu sau khi nấu: Cũng như rau xanh bị luộc quá chín, nấu quá nát, để rau xanh quá lâu ngoài môi trường, tỏi tây khi để ngoài không khí quá lâu sẽ biến nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc.

Nấu rau xong không ăn ngay : Mọi người thường nghĩ rằng, rau phải ăn nguội mới ngon nhưng không biết rằng, nếu để xào, luộc rồi ăn liền chỉ hao hụt chừng 15% vitamin, nếu để sau 1 giờ mới ăn sẽ bị mất 25%, sau 2 giờ vitamin mất từ 34-57%.Còn nếu bạn chế biến sẵn, chờ người thân về, đem lên bếp hâm lại thì vitamin mất đi tới 90%. Như vậy có nghĩa là nếu rau để qua đêm thì giá trị dinh dưỡng trong rau là không còn, bạn không nên tiếc của mà hãy từ bỏ nó.

Ăn quá ít rau quả : Ăn nhiều thịt, trứng, ít rau quả và hải sản là những sai lầm thường gặp trong thói quen ăn uống của người Việt gây nên nguy cơ mắc nhiều bệnh.Để ngăn chặn sự gia tăng bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch..., nhiều chuyên gia sức khỏe đang khuyến khích điều chỉnh lại lối sống, bắt đầu từ việc cơ cấu lại bữa ăn hàng ngày.Bởi rau quả là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ, sinh tố, khoáng chất bao gồm cả những chất chống oxy hoá quan trọng.


Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Cách giúp xương khớp của chúng ta dẻo dai mỗi ngày

Cách giúp xương khớp của chúng ta dẻo dai mỗi ngày

Muốn có sức khỏe tốt và đặc biệt không bị đau yếu khi về già chúng ta cần xây dựng cho mình một hệ xương, khớp chắc khỏe ngay từ bây giờ

Hệ xương, khớp đóng một vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của con người. Nếu bạn muốn khớp xương khỏe mạnh và ít bị đau nhức, bạn cần thường xuyên vận động, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Những bài tập đơn giản tại chỗ bạn có thể thực hiện như xoay khớp cổ tay, cổ chân, mắt cá chân, vai, vặn người… để giúp các khớp xương dẻo dai. Ngoài luyện tập xương, bạn cũng nên thực hiện những bài tập hỗ trợ phát triển cơ bắp như nâng tạ, gập bụng… Việc rèn luyện cơ bắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khớp xương được rèn luyện một cách tốt hơn và thường xuyên hơn. Tuy nhiên, tùy theo lứa tuổi mà bạn có những bài tập và hình thức tập phù hợp.




Bạn có thể thực hiện những hình thức vận động như dưới đây sao cho phù hợp sức khỏe của mình.
  1. Đi xe đạp mỗi ngày là một hoạt động tuyệt vời giúp đốt cháy một lượng lớn calories và tạo sự dẻo dai cho xương khớp của bạn. Khi đạp xe, lượng máu trong cơ thể sẽ được lưu thông giúp bôi trơn các khớp xương cà làm cho các khớp đầu gối của bạn trở nên dẻo dai, khỏe mạnh. Bên cạnh đó, đi xe đạp có thể rèn luyện toàn diện các cơ quan trong cơ thể, tăng cường các chức năng tim phổi và tăng sức chịu đựng, thúc đẩy trao đổi chất và tuần hoàn máu, làm chậm quá trình lão hóa.
  2. Bơi lội giúp cho tất cả các xương khớp của bạn được hoạt động nhịp nhàng, trở nên năng động và dẻo dai. Các động tác dưới nước có thể tạo thành một lớp đệm cho xương khớp của bạn, giúp bạn không bị đau khi vận động. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý bơi ở bể bơi trong nhà với nước ấm, tránh bơi trong nước lạnh.
  3. Yoga có rất nhiều tác dụng tích cực với sức khỏe, ngoài việc giúp bạn đẩy lùi bệnh tật, giảm căng thẳng, giữ gìn vóc dáng và làm đẹp, yoga còn giúp xương khớp dẻo dai và chắc khỏe. Luyện tập yoga thường xuyên giúp bạn có một dáng đi uyển chuyển, duyên dáng và tránh xa những chấn thương, tăng cường cơ bắp. Những động tác của yoga nhẹ nhàng, tiêu hao ít năng lượng và không ảnh hưởng đến nhiều xương khớp của bạn. Do đó, hãy hình thành cho mình thói quen tập yoga  10 phút mỗi ngày. 

    Ngoài ra, cung cấp đầy đủ magie và vitamin D cho cơ thể cũng là một cách để giúp xương khớp chắc khỏe.

    Đây là hai nguyên tố rất quan trọng với xương, giúp hỗ trợ cơ chế hấp thu calci. Nếu bạn không cung cấp đủ magie và vitamin D, cơ thể bạn sẽ thiếu calci, xương sẽ trở nên yếu, giòn. Hãy bổ sung magie và vitamin D bằng các loại thực phẩm như các loại hạt, rau lá xanh, các loại thịt, trứng, cá ngừ, cá hồi, pho mát… và hãy để cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng, đây là nguồn vitamin D dồi dào và tự nhiên nhất cho cơ thể.
Ngoài vận động hãy có chế độ dinh dướng hợp lý để cung cấp dưỡng chất cho xương khớp vì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng. Dinh dưỡng đầy đủ  lành mạnh không chỉ duy trì sức khỏe tốt mà còn tránh được những bệnh về xương khớp.
Để có một hệ xương khớp dẻo dai bạn không thể bỏ qua những thực phẩm sau:

  1. Xương ống : những món ăn được hầm từ xương , sụn cung cấp một số lượng lớn canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết để bảo vệ hệ xương khớp 
  2. Hải sản : Các loại hải sản như tôm, cua, sò, ốc,…là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho cơ thể .
  3. Sữa và các sản phẩm từ sữa  Một chế độ ăn uống bổ dưỡng xương khớp không thể bỏ qua sữa và các sản phẩm từ sữa. Bởi đó là “kho” dự trữ canxi dồi dào, sẵn sàng cung cấp cho hệ xương khớp của bạn mọi lúc bạn cần.
  4. Các loại nấm Món ăn từ nấm không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng.Nấm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, chống oxy hóa cho cơ thể. Đồng thời, hàm lượng vitamin D giàu có trong nấm cực cần thiết có xương khớp khỏe khoắn.
  5. Giá đỗ  là một thực phẩm mà bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn của mình. Theo phân tích thì trong giá đỗ có chứa hoạt chất phyto-oestrogen và isoflavon – những hợp chất giúp kích hoạt tái tạo các tế bào ở xương. Đó là lý do bạn nên ăn nhiều giá đỗ để bảo vệ xương, ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
  6. Trà xanh Nhờ có chứa thành phần chống oxy hóa vượt trội mà trà xanh được xếp vào hàng thực phẩm tốt cho xương.Tuy nhiên cũng cần lưu ý là không nên uống quá 3 cốc trà mỗi ngày, và tránh uống gần với bữa ăn 30 phút.
  7. Các nhóm rau tốt cho hệ xương khớp Những loại rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho xương mà bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày đó là rau cải xooang, bina, bông cải xanh, cải thảo, đậu bắp, măng tây,…
  8. Tránh ăn đồ nhiều muối Ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng loãng xương. Lý do là vì tích trữ quá nhiều muối trong cơ thể sẽ dễ sinh ra chất sodium. Trong quá trình loại bỏ sodium, cơ thể cũng loại luôn chất canxi. Theo nghiên cứu cứ mỗi 2300mg natri hấp thụ vào cơ thể sẽ làm mất đi 40mg Canxi trong cơ thể.

Viêm gan B có hại không? khi nào mới cần dùng thuốc?

Viêm gan B có hại không? khi nào mới cần dùng thuốc?

Viêm gan B là gì? 

 Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây raNhiều người bị nhiễm bệnh thường không cảm thấy có triệu chứng gì và thậm chí không biết là mình nhiễm bệnh.
Khi bạn nhiễm HBV trong sáu tháng hoặc lâu hơn, bạn được coi là mắc bệnh lâu dài hoặc “mãn tính.
Nhiều người mắc bệnh viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng gì và vẫn sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một số người bị tổn thương gan do bệnh viêm gan B, đặc biệt là nếu họ đã mắc bệnh trong nhiều năm hoặc hàng chục năm. Khoảng một phần tư số người mắc bệnh viêm gan B có thể bị tổn thương gan nghiêm trọng. Trong đa số các trường hợp nghiêm trọng, bệnh viêm gan B có thể gây ung thư gan và suy gan.


Thực tế, người bị nhiễm virut viêm gan B (HBV) thường lo lắng về tình trạng bệnh và băn khoăn không biết nên dùng thuốc hay không. Nếu dùng thì dùng như thế nào?
Bệnh viêm gan siêu vi B không phải lúc nào cũng cần uống thuốc. Có những giai đoạn bệnh tự ổn định, men gan bình thường thì chỉ nên theo dõi định kỳ mỗi 4 - 6 tháng. Khi có triệu chứng tăng men gan mới cần điều trị thuốc đặc trị. Cụ thể như sau:
- Trường hợp 1: Có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) chứng tỏ có virut;  có kháng nguyên nội sinh HBeAg (+) chứng tỏ virut đang sinh sôi, có dấu hiệu lâm sàng viêm gan B rõ (vàng mắt, vàng da, mệt mỏi chán ăn; enzym gan  ALT- alanin aminotranferase tăng. Bình thường ALT= 40U/L, khi bị bệnh ALT tăng gấp 2 lần trở lên). Đây là trường hợp cần phải dùng thuốc.
- Trường hợp 2: Người lành mang bệnh (HBsAg (+), HBeAg(-) chứng tỏ virut không hoạt động), trường hợp này không cần dùng thuốc.
- Trường hợp 3: Trường hợp người “dung nạp được miễn dịch” (HBsAg (+), HBeAg(+)), nhưng không có dấu hiệu lâm sàng cũng chưa cần dùng thuốc. Nhưng trường hợp này có nguy cơ cao, virut có thể tái kích hoạt gây bệnh nên cần theo dõi, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện lâm sàng thì khám ngay để kịp thời dùng thuốc.
- Trường hợp  4: Xét nghiệm có HBsAg (+), HBeAg (-) nhưng lại có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người bệnh đã từng bị viêm gan B mạn, virut từng kích hoạt âm thầm, sau đó ngừng kích hoạt gọi là người viêm gan B không hoạt tính; chưa cần dùng thuốc (vì virut chưa tái sinh sôi, chưa thực sự tái kích hoạt, dùng sẽ không có lợi). Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ: khám lâm sàng, xét nghiệm định kỳ, khi cần thiết phải can thiệp ngay.         


Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Những điều đặc biệt hiệu quả với những người bị bệnh viêm xoang

Những điều đặc biệt hiệu quả với những người bị bệnh viêm xoang

Viêm xoang tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng viêm xoang đem lại nhiều phiền toái cho người bệnh.Để điều trị bệnh viêm xoang , bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống cũng đóng góp một phần trong việc hỗ trợ điều trị. Có những thực phẩm mà người viêm xoang cần tuyệt đối tránh để không ảnh hưởng tới sức khỏe và khiến bệnh trầm trọng hơn.




Để phòng bệnh viêm xoang, cần chú ý đến môi trường sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học:
- Uống nước đun sôi để nguội, nên uống nhiều nước vì nước làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, dễ khạc đờm, tống bụi bẩn ra ngoài.
- Tăng cường ăn các thực phẩm chất béo omega-3  có  tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp như: cá hồi, cá nục, cá mòi…
- Bổ sung nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như ớt chuông, cà rốt, bưởi, cóc, sơ ri, khế, cam , chanh …
- Nên ăn một số thức ăn có tính ấm như gừng, tỏi, hành… chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng chống viêm xoang.
-Tăng cường ăn các thực phẩm từ đậu nành giúp  cung cấp canxi, khoáng tố cần thiết cho chức năng chống dị ứng.
- Dùng thức ăn ấm bổ phế âm như: gạo nếp, củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ, sữa chua  …
* Các thực phẩm nên tránh:
- Không uống nước để trong tủ lạnh hay nước đá, vì sự khác biệt nhiệt độ sẽ là nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng và  đường hô hấp.
- Hạn chế sử dụng sinh tố trái cây, nước ép trái cây vì đường và một số chất khác có thể làm mũi nhầy đặc lại.
- Không ăn những thức ăn mà cơ thể bị dị ứng như thịt bò, cua, tôm, nghêu, sò…
- Hạn chế dùng sữa và sản phẩm từ bơ, sữa.
- Không uống cà phê, bia, rượu vì chúng có thể làm cho dịch nhầy đặc lại, hơn nữa rượu được xem là một chất lợi tiểu, kích thích việc đào thải nước nên cơ thể thiếu nước, ảnh hưởng xấu đến việc đẩy dịch nhớt ứ đọng trong xoang.
- Không sử dụng nước soda vì loại nước này thường gây ra ợ nóng, dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, không tốt cho người bị viêm xoang.
* Một số món ăn tốt cho bệnh viêm xoang
- Canh gừng: Gừng sấy khô 10gram, cam thảo nước 20gram. Lấy hai vị thuốc trên sắc nước uống, mỗi ngày một thang, buổi sáng, buổi tối mỗi buổi một nửa. Tác dụng: tính ấm trợ dương, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch.
- Canh táo đỏ: Táo đỏ 10 quả đem nấu nước uống, mỗi ngày 3 lần, có tác dụng bổ dưỡng phế âm, thông mũi.
- Đậu đao xào: Lấy đậu đao già, dùng lửa nhỏ sấy khô, sau đó tiếp tục thái nhỏ, cuối cùng cho vào trong nồi, cho một chút rượu (không cho muối) xào một lúc là được. Có hiệu quả rất tốt đối với phòng trị viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng.
- Nước bạc hà và hoa kim ngân, hoa cúc: Lá bạc hà tươi 10gram, hoa kim ngân, hoa cúc (mỗi loại 10gram). Cho cả 3 nguyên liệu vào nồi, cho nước vừa đủ nấu lấy nước dùng.
- Canh mướp nấu thịt: Một lượng mướp và thịt nạc vừa đủ. Mướp rửa sạch, cắt đoạn; thịt thái miếng mỏng đem nấu canh để dùng lúc nóng khi mắc bệnh.

Bạn đã hiểu gì về bệnh viêm mũi dị ứng chưa?

Bạn đã hiểu gì về bệnh viêm mũi dị ứng chưa?


Viêm mũi dị ứng

Một căn bệnh khó chịu mà hầu hết chúng ta đều gặp phải trong những ngày chuyển mùa là viêm mũi dị ứng.

Thật bất tiện khi lúc nào cũng phải kè kè bên mình túi khăn giấy và là tâm điểm của đám đông những lúc bệnh phát tác. Bạn nghĩ sao khi bạn không thế tập trung và đạt hiệu quả công việc chỉ vì mắc phải căn bệnh phổ biến và dễ chữa này?
Nhưng đừng coi nhẹ sự nguy hiểm của nó, có thể sau một thời gian viêm mũi dị ứng tự hết do cơ thể tự điều chỉnh, nhưng bệnh cũng có thể phát triển nặng hơn thành viêm xoang nếu như không điều trị đúng cách.

1. Viêm mũi dị ứng là gì ?
Là bệnh lý của niêm mạc mũi.
Khi chúng ta hít phải vật lạ trong không khí, tác nhân này đủ mạnh hay mũi ta quá nhạy cảm với chúng, sẽ gây ra phản ứng dị ứng ở mũi, biểu hiện bằng nhảy mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
2. Triệu chứng
Nhảy mũi : từng cơn, nhất là khi tiếp xúc với dị ứng nguyên.
- Ngứa mũi, mắt.
- Nghẹt mũi 2 bên hay đổi bên.
- Chảy mũi nước.
Bệnh nhân có thể chảy mũi sau họng, gây khịt mũi, hắng giọng và ho. Nghẹt mũi phải thở bằng miệng gây khô họng, viêm họng, khàn tiếng… 
Trẻ em ít có triệu chứng điển hình trước 2 tuổi.
Viêm mũi dị ứng nằm trong nhóm bệnh dị ứng, có thể xuất hiện riêng rẽ hoặc phối hợp với suyễn, nổi mề đay, chàm da
3. Tác hại
Ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ và khả năng lao động của bệnh nhân.
4.Biến chứng :
- Viêm xoang, polype mũi
- Viêm họng, viêm thanh quản
- Viêm tai giữa
- Viêm mũi quá phát
- Suyễn
4. Những tác nhân gây viêm mũi dị ứng
Tác nhân gây dị ứng hay còn được gọi là dị ứng nguyên, bay lẫn trong không khí, chúng có thể là :
- Phấn hoa
- Bụi nhà
- Nấm mốc
- Bụi khói công nghiệp
- Lông thú (chó, mèo)
- Hóa chất, đặc biệt là nước hoa
5. Đối tượng dị ứng
Có bị dị ứng hay không tùy vào cơ địa, tố chất di truyền của riêng người đó, không phải tất cả mọi người tiếp xúc với dị ứng nguyên đều mắc bệnh dị ứng. Tiền sử gia đình rất quan trọng :
- Cha mẹ đều bị dị ứng, sẽ có tỉ lệ con bị dị ứng cao, chiếm khoảng 50%.
- Chỉ cha hoặc mẹ bị dị ứng thì tỉ lệ này là 30%.

Biểu hiện:  bệnh viêm mũi dị ứng rất đa dạng và đôi khi dễ nhầm với các bệnh khác. Ví dụ chảy mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ngứa mũi là các triệu chứng cơ bản của viêm mũi nhưng cũng là biểu hiện của cúm, viêm đường hô hấp trên… Tình trạng đỏ mắt, ngứa và chảy nước mắt dễ nhầm với viêm kết mạc dị ứng. Ngoài ra, ngay cả khi các triệu chứng này kết hợp, bác sĩ tai - mũi - họng cũng thường ít chú ý đến biểu hiện ở mắt và ngược lại. Hậu quả là chẩn đoán chưa đủ, chẩn đoán sai… dẫn tới điều trị sai, kết quả không khả quan như mong đợi.
Với tâm lý chủ quan, bệnh nhân viêm mũi dị ứng thường tự ý dừng thuốc khi thấy hết biểu hiện bệnh mà không có ý kiến của bác sĩ. Đến khi các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi… xuất hiện trở lại mới dùng thuốc tiếp, khiến việc điều trị kém hiệu quả. Bên cạnh đó, bệnh nhân ngần ngại dùng thuốc còn bởi cách sử dụng dụng cụ hiện tại gây khó khăn cho bệnh nhân (khó sử dụng, gây đau, chảy xuống họng…), khó dùng cho trẻ nhỏ, phải dùng nhiều loại thuốc để điều trị cho bệnh nhân có cả triệu chứng mũi và mắt.
Việc sử dụng thuốc trong điều trị nên tuân theo sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để có hiệu quả, kiểm soát tốt các triệu chứng trên cả mắt và mũi. Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Hiện nay thuốc điều trị có các dạng khác nhau như uống, xịt, chích và một số biện pháp khác không cần phẩu thuật. Thuốc kháng histamine làm giảm triệu chứng hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi và viêm kết mạc. Thuốc xịt mũi chứa corticoid điều trị hiệu quả triệu chứng mũi - mắt vì có ái lực và chọn lọc cao với thụ thể glucocorticoid, an toàn cho người sử dụng do thuốc hầu như không gây tác dụng toàn thân (chỉ 0,5%), tập trung kiểm soát triệu chứng ngay vùng bệnh. Thuốc kháng sinh chỉ dùng khi viêm mũi dị ứng bị bội nhiễm với các biểu hiện như nhức đầu, sốt, nước mũi đục, đau họng. Việc rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý Nacl 0,9% được khuyến khích.
Tuy nhiên, người mắc viêm mũi dị ứng không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày, vì lạm dụng sẽ gây ra hiện tượng sinh lý phản hồi. Điều này khiến bệnh nhân ngẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc. Tốt nhất, bệnh nhân nên tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần quan tâm một số lưu ý giúp hạn chế bệnh như: tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích dị ứng, đặc biệt phải giữ ấm cho cơ thể nhất là khi về sáng hoặc mùa lạnh... Khi ra đường hay làm việc trong môi trường ô nhiễm, bạn cũng nên đeo khẩu trang. Bên cạnh đó, người nghỉ có thể nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giữ vệ sinh vật nuôi trong nhà.

Làm thế nào để luôn duy trì lá gan khỏe mạnh

Làm thế nào để luôn có một lá gan khỏe mạnh 



 Gan là cơ quan lớn giữ vai trò quan trọng đảm bảo cho chúng ta sự  sống. Gan được ví như “nhà máy thải độc” lớn nhất của cơ thể. Gan có chức năng hoạt hóa vitamin, cân bằng hormon, ngoài ra gan còn có tác dụng xử lý hóa học đối với các chất như đường, mỡ và đạm, giúp cho các cơ quan trong cơ thể dễ dàng hấp thụ.Các tế bào gan cũng hoạt động như một kho dự trữ nhiều chất rất quan trọng như sắt, vitamin, khoáng chất, glycogen…cho đến khi cơ thể cần sử dụng.

Trước khi hành trình trên cơ bắp, máu từ dạ dày và ruột được lọc bởi gan, để ngăn chặn xử lý các chất độc hại lưu thông trong máu. nếu không có chức năng giải đọc gan, cơ thể sẽ tích tụ chất độc ngày càng nhiều làm suy giảm sức khỏe sẽ dẫn tới tử vong.
Chúng ta không thể sống khỏe mạnh nếu chức năng gan kém. Một khi cơ năng của gan suy thoái thì các cơ quan khác sẽ chịu ảnh hưởng xấu liên đới, gây ra các loại bệnh khác nhau. Vì vậy, để duy trì sức khỏe, chúng ta đặc biệt chú ý tới cơ năng của gan






Cách chăm sóc và bảo vệ lá gan: 

  • Hãy để cho cơ thể được nghỉ ngơiĂn cơm xong có thời gian nghỉ ngơi là cách tốt nhất giúp gan khỏe mạnh, sau khi ăn nếu nghỉ ngơi yên tĩnh 30 phút sẽ giúp cơ thể hấp thụ được phần lớn các chất dinh dưỡng. Những người có chức năng gan không tốt nên đi ngủ trước 23 giờ và không nên thức quá 1 giờ đêm. Một số người vì công việc mà luôn phải làm việc vào ban đêm, những người này có khả năng mắc bệnh gan khá cao, ngoài ra hệ thống miễn dịch cũng sẽ bị giảm sút.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng. Bạn hãy rèn luyện cho mình một thói quen ăn uống đúng giờ giấc và định lượng. Nên ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả để đại tiện được dễ dàng, giúp cho gan giảm bớt gánh nặng. Nếu bị bệnh gan bạn cần ăn uống nhiều chất bổ dưỡng cho gan đó là lượng protein cao, lượng mỡ thấp, lượng đường đầy đủ, vitamin phong phú để cung cấp thêm protein và vitamin cho cơ thể.
  •  Chăm sóc cho lá gan. Hạn chế sử dụng rượu bia, bỏ thuốc lá, không ăn nhiều thức ăn chiên nướng, cay nóng , nhiều dầu mỡ., thực phẩm không còn tươi, có chất bảo quản, phẩm màu chất phụ gia, các loại thức ăn hun khói, một số loại hoa quả như mãng cầu , vải , long nhãn.....không nên ăn nhiều. không tức giận, căng thẳng, stress, không thức khuya. tiêm vacxin phòng viêm gan. uống nhiều nước. Vận động thường xuyên nhưng không quá sức.
Theo kinh nghiệm dân gian và đông y nên sử dụng các loại thảo dược có tác dụng như bổ gan, giải độc , mát gan, tăng cường chức năng gan: actiso, rau đắng, bìm bịp, diệp hạ châu, nhân trần... để bảo vệ tế bào gan
Cần duy trì đều đặn kiểm tra gan định kỳ:
Nếu bình thường thì 6 tháng - 1 năm bạn nên đi làm các xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số gan. Còn nếu bạn không may mắc bệnh gan thì cần phải tuyệt đối tuân thủ lời dặn của bác sĩ, kiên trì uống thuốc, không nên vì bệnh tình tiến triển chậm mà sốt ruột đổi bác sĩ, đổi thầy thuốc điều trị, điều đó chỉ càng khiến việc điều trị bệnh gan của bạn khó khăn, gian nan hơn.

 

Copyright @ 2013 Điều Trị Đau Nhức Xương Khớp.